Thời đại công nghệ thông tin đã chấm dứt – Tony Buzan

Tony Buzan, người sáng tạo của Mind Maps, tin rằng trong mỗi cá nhân đều có tiềm năng sáng chói. Ông khẳng định niềm tin này bằng cách tính toán các đường cong, và đề xuất rằng một số người không phải là không thông minh, một số người khác khác là “siêu” thông minh, tất cả đều phải được phát triển hằng ngày. Những người thành công là những người quản lý tốt bộ não của họ.

Cái phong phú của Buzan đã làm bừng tỉnh văn phòng Moneyweb với một bài phát biểu đặc biệt vào lúc bắt đầu chuyến đi của ông đến Nam Phi. Buzan nói rằng sự xuất hiện của tình trạng quá tải thông tin “là cái chết của thời đại Công nghệ thông tin. Chào mừng các bạn đến với thời đại của trí tuệ”.

Ngay cả tỷ phú đầu tư Warren Buffett nói rằng “trong tương lai bạn sẽ có thể nhận ra những nhà tỷ phú, vì họ sẽ là những người duy nhất mà không sử dụng điện thoại di động”, ám chỉ một cách thực tế rằng chúng ta bị bao quanh bởi các công nghệ liên tục gây gián đoạn suy nghĩ. Thành công trong tương lai sẽ dựa trên khả năng khai thác những cái riêng của bộ não và kết hợp với tư duy của những người khác.

“Chúng ta đều được sinh ra với khả năng suy nghĩ và đạt được thành công, và chỉ có những bộ não được đào tạo kém mới không thành công” Buzan nói. Minh hoạ cho sức mạnh của bộ não, Buzan tiếp tục “nếu tôi nói với bạn bây giờ ‘XOÀI’ bạn không nhìn thấy một bản in từ máy tính nói X. O. A. I. Hình ảnh của một loại trái cây có đầy đủ màu sắc và hương vị hiện ra trong tâm trí của bạn khác xa với việc hiển thị trên một trang giấy.

Buzan bắt buộc phải khai thác bộ não của mình tại các trường đại học. Với khối lượng công việc đầy áp lực, ông đã đi tìm sự “hướng dẫn” cho não bộ của mình. Nhưng sự tìm kiếm của ông không gặt hái được điều gì nhưng qua đó ông ta lại thấy được nhiều điều hợp lý.

Tuy rằng chúng ta sớm được đào tạo để quản lý những bộ não, nhưng hiện nay có những xu hướng tiếp cận đến nhiều loại người thông qua phương pháp học tập, cụ thể là nghe, nhìn, đọc / ghi hoặc cách hành động.

Buzan nói rằng điều này là nguy hiểm khi con người nằm trong trạng thái “ếch ngồi đáy giếng” và tự định ra cho mình một phương pháp học, ghi nhận vấn đề. Sự thật là hiểu biết của con người có được thông qua sự pha trộn của nhiều phương pháp khác nhau. Nhận diện vấn đề và sử dụng sơ đồ tư duy làm giao diện cho sự tích hợp giữa các phương pháp là cách quản lý và khai thác bộ não tốt nhất.

Quá trình phát triển của loài người đã được định hình bởi các thời đại khác nhau và tạo nên sự tích kinh nghiệm. Trong thời đại nông nghiệp chúng ta nghĩ đến nông nghiệp, trong thời đại công nghiệp, chúng ta nghĩ về công nghiệp. Sự tư duy về vấn đề công nghiệp là “chấp nhận, không cho phép suy nghĩ và nhân bản vô tính”.

Sự kết thúc của thời đại thông tin và công nghệ được đánh dấu bởi việc cung cấp công nghệ và thu thập thông tin. Tại Moneyweb chúng ta sẽ có đủ điện thoại và e-mail để đánh bại của Bloomberg trong vòng một ngày.

Sự tràn ngập thông tin gần đây làm nhiều người có kinh nghiệm nhìn nhận đây là tình trạng trạng quá tải của công nghệ thông tin. Trong thực tế, Buffett nói rằng lý do ông ta hay ở tại Omaha là để ông có thể thoát ra khỏi tiếng ồn của các phương tiện truyền thông tài chính.

Đặc trưng của thời đại thông tin đã làm cho con người trở thành đa nhiệm. Buzan nói rằng trong một nghiên cứu gần đây khi những người không làm nhiều việc một lúc, họ thực hiện các nhiệm vụ đơn lẻ nhanh hơn nhiều. Sự quá tải thông tin đòi hỏi chúng ta phải tổ chức thông tin thành các nhóm có ý nghĩa và các cụm tư duy, Buzan nói.

Trên thực tế, Buzan tin rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính là do hàng triệu bộ não không quản lý được tư duy và tác động lên những người khác làm họ cũng bị cuốn theo. Điều này dẫn đến “sự phá sản của tư tưởng”.

Sự hồi phục của nền kinh tế hiện nay đi về đúng với bản chất “kinh doanh như thường lệ” nếu các bạn theo dõi thông tin về hoạt động của các ngân hàng được phát trên Bloomberg. Buzan ghi nhận rằng những người này đang suy nghĩ “kinh doanh như bình thường” … Buzan thích sử dụng chữ “giả sử” hơn là sự “suy nghĩ” ngụ ý cho chữ “trí tuệ” mà ông tin rằng đang thiếu.

Các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ sử dụng những suy nghĩ thông minh để cơ cấu và quản lý doanh nghiệp của họ. Điển hình như là Nicky và Jonathan Oppenheimer, Buzan nói: một ví dụ nhỏ là cách Oppenheimers sử dụng sơ đồ tư duy để lên kế hoạch thuyết trình của họ. Buzan cũng sử dụng sơ đồ tư duy trong việc trình bày thông tin của mình. Buzan nhận thấy rằng phát triển một sơ đồ tư duy trên màn hình ràng làm cho việc trình bày được khán giả lưu ý nhiều hơn. Ông nói rằng kết quả thực sự là ở cuối bài trình bày hai giờ khi không còn chữ nào trên màn hình và ông yêu cầu khán giả kể lại những gì ông đã nói trước đó.

Đối với sự thành công, Buzan sử dụng các ví dụ về vận động viên Olympic. Sơ đồ tư duy giúp họ để làm rõ những suy nghĩ của họ, tập trung vào các mục tiêu và đạt được một cái nhìn toàn diện của quá trình tiến đến mục tiêu.

(Bài viết của Chris Blaine – bản dịch của Nguyễn Võ Minh Hùng)