Những điều thú vị về tên gọi các hãng công nghệ


Các sản phẩm như vi xử lý của Intel, máy điện thoại của Apple, Motorola, hay các dịch vụ của Google… đã quá quen thuộc nhưng xuất xứ tên gọi của các hãng này vẫn còn nhiều điều bí mật. 



Apple: Vẫn còn nhiều tranh cãi quay thương hiệu và biểu tượng của hãng công nghệ hàng đầu này, nhưng giả thuyết được nhiều người tin tưởng nhất, lý do Steve Jobs, nhà sáng lập Apple chọn “quả táo” làm tên và biểu tượng cho thương hiệu của mình đơn giản bởi vì… ông rất thích ăn táo. Steve Jobs đã phải mất 3 tháng để quyết định tên thương hiệu của mình, và ông quyết định lấy tên Apple Computer Inc do những người bạn đồng sáng lập không nghĩ ra được cái tên nào hợp lý hơn. Ngoài ra, Steve Jobs cũng đã từng có một thời gian làm việc tại vườn táo.






Logo đầu tiên của Apple, với hình ảnh Newton và trái táo




Cisco: Là tên viết tắt của thành phố San Francisco, nơi sáng lập nên hãng công nghệ này. Ngoài ra, biểu tượng của CISCO cũng thể hiện hình ảnh cầu Cổng Vàng (Golden Gate) nổi tiếng ở San Francisco.



Compaq: Được tạo thành từ COM, đại diện cho máy vi tính (Computer) và PAQ, dùng để chỉ các vật nhỏ và nguyên vẹn.





Corel: Cái tên được bắt nguồn từ ý tưởng của nhà sáng lập, giáo sư Michael Cowplan, với ý nghĩa COwplan REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Cowplan).


Google: Ý nghĩa của Google bắt nguồn từ lời tự hào của các nhà sáng lập về khả năng thông tin khổng lồ mà công cụ này có thể tìm kiếm được. Ban đầu, Google có tên là ‘Googol’, từ mang ý nghĩa biểu thị cho số 1 và 100 số 0 ở phía sau. Tuy nhiên, sau khi sáng lập, Sergey Brin và Larry Page giới thiệu dự án của họ đến các nhà đầu tự, và tấm séc đầu tiên do các nhà đầu tư gửi đến đã ghi sai tên thương hiệu của họ thành ‘Google’, và 2 người đã quyết định đổi tên và chọn Google là tên cho thương hiệu của mình.


Hotmail: Nhà sáng lập Jack Smith muốn xây dựng một sản phẩm để có thể truy cập email thông qua web ở mọi máy tính trên toàn thế giới. Khi Sabeer Bhatia mang đến một dự án kinh doanh về dịch vụ mail, Jack Smith đã thử tất cả các tên gọi có thể kết thúc bằng từ ‘mail’, và cuối cùng ông đã chọn tên Hotmail, bao gồm các ký tự html ở bên trong (HoTMaiL). html là ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng các website.


HP (Hewlett Packard): 2 nhà đồng sáng lập, Bill Hewlett và Dave Packard đã phải… tung đồng xu để quyết định nên chọn tên thương hiệu của mình là Hewlett-Packard hay Packard-Hewlett.





Intel: 2 nhà đồng sáng lập, Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty của mình là “Moore Noyce”, nhưng tên này đã được đăng ký thương hiệu của một khách sạn khác. Do vậy, họ đã phải đổi tên thương hiệu của mình thành Intel, là sự kết hợp của INTegrated ELectronic.



Microsoft: Được tạo ra bởi Bill Gates, nhằm để chỉ rõ rằng sản phẩm của hãng dùng để phục vụ cho máy tính cá nhân (MICROcomputer SOFTware). Tên ban đầu của hãng là Micro-Soft, tuy nhiên, sau đó ký tự “-“ đã được xóa bỏ và trở thành Microsoft.


Motorola: Nhà sáng lập Paul Galvin đã nghĩ ra tên này khi công ty của ông nhận nhiệm vụ sản xuất radio cho oto.


Oracle: Larry Ellison và Bob Oats từng tham gia một dự án của CIA. Mật danh của dự án này được gọi là Oracle, với mục đích xây dựng một hệ thống có thể trả lời mọi câu hỏi. Dự án được xây dựng để sử dụng mã SQL mới của IBM phát triển. Tuy dự án sau đó đã bị hủy bỏ nhưng Larry và Bob vẫn quyết định kết thúc công việc của mình và mang nó đến với thế giới, họ giữ tên Oracle cho tên công ty do mình cùng sáng lập. 




Sony: Có nguồn gốc từ một từ Latin, ‘Sonus’, có nghĩa là âm thanh, và ‘Sonny’ là một từ lóng của người Mỹ, dùng để ám chỉ những đứa trẻ lanh lợi, thông minh.





SUN: Được sáng lập bởi 4 sinh viên từ đại học Stanford, SUN là từ viết tắt của Stanford University Network.





Yahoo!: Vào tháng 1/1994, 2 sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Stanford, Jerry Yang và David Filo xây dựng website mang tên “David and Jerry’s Guide to the World Wide Web”. Sau đó, vào tháng 4/1994, họ quyết định đổi tên trang web của mình thành Yahoo!, là từ viết tắt của ‘Yet Another Hierachical Officious Oracle’, để ám chỉ hệ thống tìm kiếm thông minh có phân cấp. Một lý do nữa để 2 nhà đồng sáng lập quyết định lấy tên này bởi vì Yahoo là một từ được sáng tác bởi nhà văn Jonathan Swift, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Gulliver Du Ký”, để ám chỉ người mạnh mẽ, thẳng thắn và hoang dã. 2 nhà đồng sáng lập đã quyết định lấy tên này để cho mọi người thấy rằng mình cũng là một “Yahoo”. 

 Nguồn: dantri.com.vn

iPhone OS 3.2 SDK đã hoàn chỉnh


Nếu có tài khoản Developer trị giá 99$ của Apple, bạn hãy lên trang web cho lập trình viên của hãng để chuẩn bị tải về bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) cho iPhone OS 3.2. Sau khi trải qua 4 giai đoạn beta thì cuối cùng Apple cũng hoàn thành bản SDK để chào đón iPad vào cuối tuần này. Được biết bản cập nhật 7B367 này có dung lượng 456,8MB nhưng Apple vẫn chưa cập nhật lên trang Dev Center của hãng mà mới chỉ đưa lên máy chủ cho một số người thôi.

Nguồn: tinhte.com

Relax: Don't Download This Song

A very long tired and stressful week. At last weekend however I don't seem to have holidays anyway...:(

Here's something good to relax everyone. Wish you all have a fun and safe weekend. 

 

Lyrics

Once in a while
Maybe you will feel the urge.
To break international copyright law
By downloading mp3s
From file sharing sites
Like morphous or grokster or limewire or kazza.
But deep in your Heart.
You know the guilt would drive you mad
And the shame would leave a permanent scar
Cause you start out stealing songs
Then you’re robbing liquor stores
And selling Crack
And running over school kids with your car

[Chorus]
So Don’t Download This Song
The record store is where you belong
Go and buy the CD like you know that you should
Oh Don’t Download This Song

Oh you don’t want to mess
With the R I Double A
They’ll sue you if you burn that Cdr.
It doesn’t matter if you’re a grandma
Or a seven year old girl
They’ll treat you like the evil Hard-bitten criminal scum you are

[Chorus]
So Don’t Download This Song (don’t go)
Pirating music all day long
Go and buy the CD like you know that you should

Oh Don’t Download This Song

Don’t take away money
From artists just like me
How else can I afford another solid gold Hum V
And diamond studded swimming pools
These things don’t grow on trees
So all I ask is everybody Pleaseeeeee

[Chorus]
Don’t Download This Song (Don’t do it No No)
Even Lars Urlich Know it’s wrong (You could just ask him)
Go and buy the CD like you know that you should (You Really Should)
Oh Don’t Download This Song

Don’t Download This Song (Oh please don’t you do it or you)
Might Wind up in Jail like Tommy Chong (Remember Tommy)
Go and buy the CD (Right Now) like you know that you should (Go out and Buy it)
Oh Don’t Download This Song.

Don’t Download This Song (No no no no no no)
Or you’ll burn in hell before to long (And you deserve it)
Go and buy the CD (Just buy it) like you know that you should (You should get it)

Cùng Dell hưởng ứng Giờ Trái Đất 27.3


Chào các bạn những tín đồ Dell và tín đồ công nghệ.

Hưởng ứng ngày giờ trái đất, Hãy chung tay cùng cộng đồng Dell FC Vietnam bằng cách tắt máy tính cá nhân từ lúc 20:30 - 21:30 ngày 27.03.2010. Đây cũng là cơ hội để những tín đồ Dell và tín đồ công nghệ có cơ hội gặp gỡ và làm quen thắt chặt tình bằng hữu. Dell FC chào đón các bạn tham gia hoạt động đầy ý nghĩa này.

Đăng kí tham gia tại đây, vui lòng để lại thông tin họ và tên, số điện thoại, email. Miễn phí 50 thức uống miễn phí cho 50 người đầu tiên đăng kí đầy đủ thông tin. Cùng nhiều phần quà hấp dẫn cho những bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình giờ trái đất lần này"


Chi tiết chương trình

Địa điểm: Cafe Angel Garden - 76 Nguyễn Thị Minh Khai.
Thời gian: Từ 19:30 - 21-30 ngày 27/03/2010


19:30 - 20:00 : Đón tiếp các thành viên tham gia
20:00 - 20:30 : Các thành viên tham gia chương trình giao lưu và trò chuyện làm quen.
20:30 - 20:31 : Nghi thức " Tắt nguồn máy tính" của các thành viên tham gia chương trình.
20:31 - 21:15: Giao lưu ca hát cùng ca sĩ và khách mời " Bí mật " của chương trình.
21:15 - 21:30 : Tổ chức sinh nhật cho các bạn có sinh nhật tháng 3.
21:30 - 21: 40: Kết thúc chương trình.

Dell FC VietNam chào đón các tín đồ công nghệ cùng hưởng ứng giờ trái đất.

Mọi chi tiết liên hệ:
Email: offline@dellfcvietnam.com

Nghề Lập trình có còn.. Hot?


Phải chăng cái thời vàng son của CNTT đã qua rồi, nghề lập trình không còn đứng trên top đầu của các ngành nghề danh giá nữa? Có phải thị trường nhân lực CNTT nói chung và Lập trình viên nói riêng có vẻ như dần bão hòa và dần bớt sôi động sau những xô bồ về đào tạo tràn lan, rồi chất lượng thiếu đồng bộ và không đáp ứng được nhu cầu đặt ra…?

10 năm nhìn lại..

Khởi đầu thập niên với sự kiện Y2K làm dấu ấn lịch sử, dù không có thảm họa nào xảy ra nhưng đó cũng là mối lo của các lập trình viên nếu hệ thống bị hiểu về mốc số 0 và dẫn đến sụp đổ. Và tiếp theo đó là giai đoạn không mấy dễ dàng với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dotcom (công ty hoạt động trên web). Các lập trình viên, các kỹ sư CNTT cũng trải qua một giai đoạn khó khăn trong tầm ảnh hưởng mang tính domino này.

Web lên ngôi. Internet băng thông rộng phát triển và các công ty hồi sinh sau “dot-com”. Thế giới web lại rộn ràng với wiki, blog, youtube, web 2.0 mạng xã hội và bây giờ là điện toán đám mây bất chấp sự bùng nổ của các loại mã độc.

Lập trình viên cũng trong vòng phát triển đó, từ “chế tác” các phần mềm chạy trên desktop thì phát triển các Hệ thống Web là xu thế. Từ lập trình cho các máy PC đến lập trình cho các hệ thống máy tính xách tay di động và điện thoại cầm tay. Từ phát triển các hệ thống tìm kiếm như Google đến việc coi Google là nền tảng để tích hợp vào các hệ thống của mình.

Rất nhiều lập trình viên đang tạo các Google gadget, hoặc sử dụng Google API để tạo ra các hệ thống mới… Điều đặc biệt là với các API mở này Google lại tiếp tục tung ra Google Android hệ điều hành cho di động nguồn mở, và Google Chrome chạy trên NetBook v.v.. cũng đều thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Và với những lập trình viên thì việc sử dụng các hệ thống Mã nguồn Mở để phát triển tiếp các hệ thống của mình được ví như việc “Đứng trên vai những người khổng lồ” mà phát triển.

Từ suy nghĩ cố hữu xây dựng các hệ thống từ đầu thì việc tận dụng điểm mạnh của các hệ thống có sẵn và phát huy tiếp tạo nên một Thế hệ Lập trình viên mới với yêu cầu được trang bị những kỹ năng mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân lực CNTT chất lượng cao.

Nhân lực hiện tại

Giờ đây những Lập trình viên dotNET phát triển hệ thống không thể không tận dụng các hệ thống sẵn có như Nhibernate, hay Log4Net. Nếu dựng một hệ thống Portal bằng dotNET có thể bạn phải mất hàng năm, nhưng lựa chọn DotNetNuke hay Rainbow Portal có thể rút ngắn thời gian hoàn thành dự án của bạn rất nhiều.

Hai “ông trùm” Mã nguồn Mở Java và PHP cũng vậy! Nhắc đến PHP người ta không thể không nhắc đến Joomla hay Drupal. Trang web của Viện chiến lược thông tin và truyền thông Việt Nam được cấu thành từ Joomla, trang web của cộng đồng ứng dụng nguồn Mở Việt Nam được tạo thành từ Drupal...

Tư duy thay đổi và phương thức thay đổi, các Lập trình viên thế hệ mới không chỉ phải giỏi kỹ thuật, nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải là người am hiểu các hệ thống Mã nguồn Mở. Thay vì phải coding mọi thứ từ đầu, các Lập trình viên thế hệ mới chỉ viết những module cần thiết và tích hợp vào Hệ thống Mã nguồn Mở có sẵn.

Tuy nhiên nguồn nhân lực được đào tạo ra hiện tại phần lớn chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trên. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đào tạo tràn lan và chạy theo mốt trong những năm trước mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo và nhu cầu đầu ra của xã hội.

Nhu cầu còn rất lớn 

Theo nhận định của giới chuyên gia, thì nhu cầu nhân lực CNTT có trình độ tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ tăng gấp hàng chục lần để đáp ứng nguồn cung cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia và các khách hàng toàn cầu. 

Đề án “Tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành Quốc gia mạnh về CNTT” được trình Thủ tướng phê duyệt ngay trong tháng 02/2010 cũng vấp phải vấn đề thiếu thốn về nền tảng nhân lực. 

Để có được thương hiệu quốc gia từ CNTT, trở thành nước Xuất khẩu phần mềm đứng thứ 3 thế giới như mục tiêu của Việt chiến lược TT và TT đề ra đòi hỏi phải giải được bài toán về nhân lực CNTT chất lượng cao.
 Nguồn: Quản Trị Mạng

Relax, some web designer/developer comics

It doesn't always have to be "all work and no play makes webmasters a dull person". Here are some comics that can maybe lighten up the day.

Web Designer Comic
Web Designer Comic
Web Designer Comic
Web Designer Comic
Web Designer Comic
Web Developer Comic
Web Developer Comic

Nguồn lực BrSE: KHÔNG CHỈ LÀ ĐÀO TẠO


Ban Giám đốc FSOFT và các bên liên quan đang chuẩn bị triển khai Chương trình đào tạo 100 Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineer – BrSE) nhằm đáp ứng nhu cầu về BrSE đang hết sức bức thiết hiện nay tại FSOFT. Cucumber đã có cuộc trao đổi về Chương trình này cùng anh Phan Phương Đạt (DatPP)– Phó Tổng Giám đốc FSOFT và là người chịu trách nhiệm chính của Chương trình.

CCB: Chào anh Đạt! Anh có thể cho biết nhu cầu về BrSE ở FSOFT hiện bức thiết như thế nào? Tại sao chương trình lại đề ra con số 100 ạ?

DatPP: Nhu cầu BrSE từ trước đến nay luôn luôn ở trạng thái “ra bao nhiêu hết bấy nhiêu”, khách hàng thường xuyên yêu cầu cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo lộ trình 5000 kỹ sư năm 2012, thì số lượng BrSE mà FSOFT cần thêm từ nay đến lúc đó là khoảng 500. Chính vì thế mà con số 100 được chọn cho chương trình năm nay. Cũng là con số dễ nhớ để truyền thông.

CCB: Đến nay đã có 2 khóa đào tạo được tiến hành, chất lượng của các chương trình đó như thế nào, thưa anh? Số lượng BrSE được sử dụng sau 2 chương trình này là bao nhiêu và hiệu quả như thế nào ạ?

DatPP: Phải mở ngoặc một chút là một người không thể trở thành BrSE chỉ qua đào tạo. Đào tạo chỉ là một yếu tố bên cạnh các yêu cầu khác như kinh nghiệm, chiến công trong dự án. Ngay cả định nghĩa thế nào là BrSE cũng chưa được thống nhất hoàn toàn trong FSOFT. Cho nên, một việc quan trọng của chương trình “100 BrSE” là ban hành được Miêu tả công việc cho BrSE. Dự kiến sẽ có 5 rank.

Hai khóa đào tạo mà bạn nói là do CTD tổ chức. Ngoài ra còn các khóa do JCD của HCMC và HCD của Đà nẵng tổ chức từ 2007 đến nay. Do chưa có chuẩn chung, chương trình các nơi có những khác biệt. Ở HCMC chú trọng đào tạo tương đương 2-kyu và đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng dụng vào công việc, trong khi HN và ĐN đào tạo “full 2-kyu”. Cả 3 miền đều đào tạo kèm thêm nhiều kỹ năng khác như business manner, IT reading, soft skills.

Lớp BrSE01 ở CTD có 10 bạn, trong số đó hơn 50% đang làm công việc của BrSE. Lớp BrSE02 có 7 học viên, tháng tư tới mới tốt nghiệp. Sau khi phân tích thì chúng tôi thấy chương trình học đạt yêu cầu, điểm cần khắc phục nhất hiện nay là làm sao bảo đảm số lượng và chất lượng học viên. Chất lượng ở đây được hiểu là học viên càng có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng IT rồi thì lúc học xong càng có khả năng trở thành BrSE ngay, trong khi học viên chưa có kinh nghiệm thì cần 2-3 năm nữa để tích lũy trong các dự án.

CCB: Được biết khóa 3 đã mở nhưng bị hoãn do không tuyển đủ người. Anh có nhận định gì về việc này, có phải mức độ quan tâm của FSOFTer đối với Chương trình không cao, hay chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc…. chưa thực sự hấp dẫn họ, hay nghề BrSE chưa phải là nghề hot ở FSOFT….?

DatPP: Đúng là lớp BrSE03 đã phải tạm dừng vì lý do không đủ học viên cả về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân theo tôi là quá trình tuyển sinh chưa hợp lý, chưa xác định rõ các nhóm đối tượng học viên và các chương trình đào tạo cho các nhóm học viên đó.

CCB: Anh có thể chia sẻ thêm về tiến trình triển khai Chương trình này? Việc thực hiện gặp khó khăn, thuận lợi gì?

DatPP: Vì nhu cầu BrSE luôn cao nên Ban lãnh đạo và những người quan tâm đang khá sốt ruột về chương trình này. Về sản phẩm, trong tháng này chúng tôi sẽ chốt được kế hoạch. Ngoài ra các hoạt động vẫn được tiến hành để không ảnh hưởng tiến độ đã đặt ra.

Thuận lợi là được sự quan tâm cao của lãnh đạo công ty cũng như các đơn vị thành viên, nhất là FJP. Khó khăn chính là phải hợp lực được 3 miền. Riêng để các bên hiểu nhau và thống nhất chương trình đã mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên tôi tin rằng một khi đã thống nhất được với nhau thì 3 miền cùng triển khai sẽ tạo hiệu ứng synergy.

Khi kế hoạch được phê duyệt, chương trình 100BrSE sẽ truyền thông chi tiết hơn về các mục tiêu và các hành động chính. Lúc đó rất mong CCB hỗ trợ J.

CCB: Mục tiêu dài hạn về đào tạo và tuyển dụng BrSE của FSOFT (trong các năm tiếp theo) là thế nào, thưa anh?

DatPP: Như đã nói, từ nay đến 2012 sẽ cần thêm khoảng 500 BrSE. Chúng ta sẽ phải huy động tất cả các nguồn lực và triển khai các hoạt động tuyển dụng, đào tạo ở khắp nơi, kể cả bên Nhật. Chúng tôi đang tính đến cả phương án tuyển BrSE người Nhật rồi đào tạo để họ có thể làm việc với phía Việt Nam, vì “cầu nối” tức là phải có 2 đầu – VN và NB.

Nguồn: chodua.com

Bí quyết của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản

Có rất nhiều chiến lược, bí quyết quản trị doanh nghiệp khác nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thì điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của mỗi công ty, trình độ và khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị.

Tại Nhật Bản, cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, giới phân tích nhận định rằng điểm khác biệt giữa nhà quản trị quốc tế (quản lý các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia) và nhà quản trị trong nước (quản lý các hoạt động kinh doanh trong nội bộ quốc gia) là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm cách làm cho các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ tại một nước phù hợp với các chi nhánh, công ty con địa phương ở nước ngoài và quan hệ tốt với chính phủ nước đó. Nhiệm vụ của các nhà quản trị chi nhánh và công ty con ở nước ngoài thường nặng nề hơn so với các nhà quản trị trong nước, bởi vì họ phải đương đầu với khó khăn về thông tin liên lạc giữa các cơ quan đầu não của công ty và chi nhánh.


Các tập đoàn Nhật Bản thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị là người ngay tại địa phương hơn là những người từ nơi khác đến, vì các nhà quản trị địa phương thông hiểu những điều kiện hoạt động và môi trường kinh doanh ở địa phương, ít tốn kém, hơn nữa người địa phương có thể tập trung vào các hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn. Với cách thức này, các tập đoàn Nhật Bản chỉ cần điều động một số chuyên gia ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng chuyên môn cần thiết và cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh chính yếu, đồng thời kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và phát triển năng lực cho nhà quản trị.

Tuy nhiên, dù ở trong nước hay ngoài biên giới thì nội dung của các hoạt động quản trị cũng không khác biệt nhiều lắm và đều cần đến những công thức thành công chung. Dưới đây là 10 bí quyết trong quản trị doanh nghiệp mà độ tin cậy đã được kiểm nghiệm tại rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản sau nhiều thập kỷ lớn mạnh trên thương trường.

1. Liên tục cải tiến

Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cải thiện lề lối làm việc của nhân viên trong công ty. Tiến bộ là một quá trình thăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhân viên của mình thực hiện những cải tiến công việc.

2. Phối hợp giữa các bộ phận

Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”.

Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao không nên giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban duy nhất.

3. Mọi người đều phát biểu

Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác. Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người nhà quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng.

4. Đừng la mắng

Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra, bởi chỉ có như vậy mới bảo đảm các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những lỗi lầm đó (trong các chính sách và các quy trình) nhằm sửa đổi cho phù hợp. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm.

5. Làm cho người khác hiểu công việc mình làm

Muốn như thế, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.

6. Luân chuyển những nhân viên giỏi

Hãng Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác, nhưng về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.

7. Một mệnh lệnh không có thời hạn hoàn thành thì không phải là mệnh lệnh

Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản trị luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch trình thực hiện công việc. Không xác định giới hạn về thời gian chính là nguyên nhân khiến cho các công việc sẽ ít được hoàn tất hơn.

8. Diễn tập là dịp lý tưởng để huấn luyện các kỹ năng cần thiết

Các nhà quản trị và người trưởng nhóm giám sát thường có rất nhiều buổi thuyết trình và báo cáo và trong chương trình kiểm tra chất lượng thường phải có báo cáo về tiến độ thực hiện công việc. Trong thời gian giữ chức giám đốc điều hành tại Honda, Masao Nemoto luôn khuyến khích các nhà quản trị chú tâm đến việc diễn tập những buổi báo cáo và thuyết trình. Đó là những dịp rèn luyện kỹ năng phát biểu và khám phá những vấn đề mới hoặc những thiếu sót của vấn đề.

9. Kiểm tra sẽ vô ích, trừ khi nhà quản trị cấp cao có hành động

Với nguyên tắc này, nhà quản trị phải đề ra được các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc cần được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn đề mà không có hành động gì thì việc kiểm tra cũng chỉ vô ích.

10. Hãy hỏi thuộc cấp "Tôi có thể làm gì cho anh ?"

Toyota hay Mitsubishi, điều này được gọi là “tạo cơ hội để được lắng nghe cấp thấp nhất”. Nếu thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể. Nói một cách khác, nếu các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra.

Và cuối cùng “Làn sóng văn minh thứ tư” đang hướng các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản đến việc phá vỡ những chương trình quản lý cũ thông qua việc mở ra những phương pháp mới nhằm tăng cường đầu tư vào sáng tạo, đổi mới các qui trình quản trị lãnh đạo theo yêu cầu của tình hình mới... Có thể nói, tính sáng tạo đang ngày càng có ảnh hưởng lớn và giữ vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng quản trị diễn ra ở Nhật Bản kể từ những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Huyền Trang dịch (Taichinhvietnam.com)

Cyworld và hiệu ứng “nghiền” mạng xã hội


“Tôi không thể thiếu Cyworld! Nếu giờ có ai chặn Cyworld, tôi sẽ kiện người đó!” – một “dân nghiền” mạng xã hội nói về Cyworld. Với hơn 20 triệu thành viên, mỗi ngày có thêm 10.000 – 15.000 người đăng ký mới, Cyworld đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống giới trẻ xứ Hàn.
Cộng đồng “dân nghiền” Cyworld

Đa số người dùng Cyworld nằm trong độ tuổi teen từ 18 đến đầu 20, trong đó số người dùng ở độ tuổi 20 chiếm nhiều nhất. Đây chính là nhóm người dùng được đánh giá là nhóm “tạo ra xu hướng” theo sau là các thành viên tuổi teen trong việc sử dụng Cyworld. Mỗi ngày Cyworld có khoảng 10.000-15.000 thành viên mới.
Vậy động lực nào thúc đẩy mọi người dùng Cyworld?


Ngày 15/3 tới đây, GS John Quelch – “thầy phù thuỷ về marketing và thương hiệu” – sẽ diễn thuyết cho các DN lớn Việt Nam về chủ đề “Điển cứu mới về chiến lược tiếp thị trong kỷ nguyên số”. Là kết quả nghiên cứu từ những điển hình áp dụng tiếp thị mới và độc đáo nhất, các điển cứu này sẽ giúp DN cập nhật nhiều kiến thức và thực tiễn đương đại nhằm xác lập một chiến lược marketing tối ưu, có tính ứng dụng cao cũng như khả năng dự báo, tiên lượng những bất ổn tiềm ẩn trong tương lai. Mạng xã hội Cyworld của Hàn Quốc cũng là một trong các điển cứu được GS John Quelch trình bày trong hội thảo.
Rất nhiều người dùng Cyworld đã bỏ ra hàng giờ đồng hồ trên mạng mỗi ngày. Trong khi các bậc phụ huynh xem đó là một sự lãng phí thời gian, thì các bạn trẻ vẫn tiếp tục “trung thành” với Cyworld. Jong-Hyun Jeong, 20 tuổi, sinh viên năm 2 của một trường cao đẳng giải thích rằng “Nếu không sử dụng Cyworld, tôi sẽ không thể giữ liên lạc với bạn bè, và sẽ thấy thật cô đơn. Tôi thích nhiều dịch vụ mạng xã hội và tính năng tự bày tỏ cảm xúc mà Cyworld cung cấp. Vì vậy, tôi sử dụng Cyworld thường xuyên”.
Với Yu-Jin Lee, 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất Đại học Osan, Hàn Quốc, Cyworld không chỉ là một trang mạng thuần túy, Cyworld còn cung cấp rất nhiều mối liên hệ đến những điều thú vị khác nữa. Cô sinh viên ngành thiết kế đồ họa này đã đưa tất cả những bài luận của mình lên trang web. Cô đã tải những bức ảnh cô chụp với bạn bè, gia đình và nhóm lên web. Cô viết blog hàng ngày, tâm sự với bạn trai qua dịch vụ tin nhắn nhanh của Cyworld. Ngoài ra cô cũng có thể có thêm những người bạn mới khi những bức hình đại diện (avatar) của họ được lưu lại trên Cyworld của Lee. Lee nói: “Tôi không thể thiếu Cyworld! Nếu giờ có ai chặn Cyworld, tôi sẽ kiện người đó!”.
Thật thú vị khi những ý kiến như vậy không chỉ xuất hiện ở Hàn Quốc. Duy trì liên lạc với bạn bè cũng là một trong những lý do chính mà nhiều người Mỹ sử dụng Myspace và Facebook. Cuộc khảo sát của Forrester về người sử dụng Internet ở Mỹ cho thấy rằng “truyền thông và các dịch vụ cung cấp nội dung như tìm kiếm một sự kiện, xem một video hay nghe nhạc hầu như đóng góp rất ít đến việc thiết lập mối quan hệ của các thành viên”. Một học sinh cấp III ở Boston, 16 tuổi đã nói về đam mê của cậu ta với Facebook như sau:
“Điện thoại di động, tin nhắn điện thoại và thư điện tử là riêng tư vì khi tôi nói chuyện với một người, thông thường tôi có những mục đích rất rõ ràng. Ở một khía cạnh nào đó, blog giống như việc phát đi quan điểm của bạn tới phần còn lại của thế giới mà không cần biết xem liệu có ai thật sự muốn lắng nghe hoặc quan tâm hay không. Tuy nhiên, viết lên Facebook của một người bạn thì lại là chuyện “bán riêng tư”. Tôi chỉ muốn nói với nhóm bạn của tôi, và tôi biết rằng những bình luận đó có thể được họ đọc”.
Ngoài mục đích tạo dựng mối quan hệ, những người sử dụng Cyworld đã viện dẫn rất nhiều lý do khác cho việc sử dụng mạng xã hội này:
Joon Kim, một kỹ sư phần mềm 30 tuổi, người đã gặp vợ mình trong một câu lạc bộ của Cyworld về “gia đình” ảo (trong câu lạc bộ đó anh đã đóng vai người chồng) cho biết: “Tôi sử dụng Cyworld như một nơi lưu trữ ảnh cho gia đình tôi. Đứa con trai 1 tuổi của tôi sẽ có một bộ ảnh về cuộc sống của nó sau 20 năm nữa”.
Tính phổ biến của dịch vụ này đã tạo cơ hội cho một số thành viên. Hyoung-Gon Kim, 25 tuổi đã có tên tuổi trên Cyworld nhờ đăng công thức chế biến món ăn với những bức ảnh về các món ăn trên trang chủ Cyworld của mình – và nhờ đó đã ký được hợp đồng viết một cuốn sách về ẩm thực. Hee-Jae Kang, 31 tuổi, đã bỏ việc làm để mở một trang mua sắm online sau khi bộ sưu tập búp bê và quần áo mà cô đăng trên trang chủ Cyworld được 2.7 triệu khách ghé thăm.
Tích hợp “3 trong 1”
Khi con số thành viên lên tới 21 triệu, Cyworld phải đối mặt với hai thử thách lớn: bao hòa thị trường và, sau vài năm, người sử dụng đã chán mua những món đồ ảo để trang trí trang web cá nhân của mình.


Cyworld được thành lập vào năm 1999 bởi một nhóm sinh viên thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAIST). Mục đích của Cyworld là giúp kết nối mọi người (trong tiếng Hàn, “Cy” nghĩa là “Mối quan hệ"). Ban đầu Cyworld kinh doanh dựa vào việc bán các món quà ảo và bản nhạc mà người dùng có thể tải về trang trí, làm nhạc nền cho web cá nhân của mình. Năm 2003, Cyworld được công ty SK Telecom mua lại và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trước bối cảnh đó, Cyworld đã bắt đầu tìm kiếm những phương thức mới để cung cấp giá trị cho người dùng. Cyworld cũng nhận thức rõ những xu hướng mới trong lĩnh vực này, đặc biệt là việc sử dụng blog hay các trang web với nội dung chủ yếu do người dùng tạo ra như YouTube. Những xu hướng này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của người dùng internet và trở thành những đối thủ canh tranh gián tiếp với Cyworld. Năm 2006, Cyworld quyết định xây dựng một chiến lược mới dựa trên truyền thông cá nhân (bản nâng cấp của hình thức trang cá nhân) và một media platform (một nền tảng mở giúp người dùng chia sẻ thông tin, ảnh và video).
Tháng 3 năm 2007, Cyworld cho ra đời bản nâng cấp của chính mình. Bà Ji-Young Park, trưởng nhóm thực hiện dự án mới miêu tả về trang Cyworld mới như sau:
“Lâu nay chúng tôi đã tập trung vào các trang cá nhân bởi vì các trang này đã trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nhưng trào lưu sử dụng blog đang ngày càng phát triển. Vì thế chúng tôi đã tạo ra Home2 để kết hợp cả những tính năng của blog và trang web cá nhân. Home2 cung cấp nhiều không gian hơn và cho phép người dùng linh hoạt và sáng tạo hơn”.
Người dùng có thể tiếp tục dùng trang cá nhân của mình hoặc nâng cấp lên Home2. Dịch vụ mới này được hỗ trợ bởi MyBase, một trung tâm thông tin được cá nhân hóa có thể lưu trữ những dữ liệu của người dùng và cho họ biết những thay đổi ở trang cá nhân của bạn bè.

Khái niệm về Cyworld
Phần thứ hai của chiến lược này là tạo ra một media platform (được hiểu là nền/chuẩn ứng dụng mở cho phép chạy các ứng dụng truyền thông media-ND) Byung-Hui Shin (trưởng nhóm dịch vụ khách hàng) cho biết:
Dịch vụ truyền thông cá nhân như trang cá nhân, cung cấp không gian cho những cuộc đối thoại riêng của người dùng với bạn bè. Ngược lại, media platform cho phép người dùng chia sẻ nội dung cùng với bạn bè của mình. Người dùng có thể tải video, tin tức, tranh ảnh lên media platform. Nếu người dùng thấy thích thú với những nội dung trên media platform thì họ có thể thăm quan trang cá nhân của người đã tạo nên những nội dung đó. Nền ứng dụng này hiện đã có trên 50 triệu video clip. Mỗi ngày người dùng Cyworld tải lên 50.000 video và 5 triệu bức ảnh.
 Nguồn vietnamnet.vn

World Cup 2010 theme song



World Cup 2010 live several months longer, to better feel the moment of this World Cup, we download songs 2010 world cup. Theme Song 2010 FIFA World Cup song by K'naan with the title "Waving Flag".



The following is the lyrics of Wavin' Flag by K'naan on Album Official Theme Song FIFA World Cup South Africa 2010. Get it free !!


when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a wavin flag

when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a waving flag
and then it goes back (3x)
ahhho ahhho ahhho

born to a throne
stronger than rome
but violent prone
poor people zone
but its my home
all i have known
where i got grown
streets we would roam

out of the darkness
i came the farthest
among the hardest survive
learn form these streets
it can be bleak
accept no defeet
surrender retreat
(so we struggling)
fighting to eat
(and we wondering)
when we will be free
so we patiently wait
for that faithful day
its not far away
but for now we say

when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a waving flag
and then it goes back (3x)

ahhho ahhho ahhho

so many wars
settling scores
bring us promises
leaving us poor
i heard them say
love is the way
love is the answer
thats what they say

but look how they treat us
make us believers
we fight there battes
then they deceive us
try to control us
they couldn't hold us

cause we just move forward
like buffalo soldiers
(but we strugglin)
fighting to eat
(and we wonderingg)
when we will be free
so we patiently wait
for that faithfully day
its not far away
but for now we say

when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a waving flag
and then it goes back (3x)

and then it goes when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a wavin flag
and then it goes back (3x)
ahhhooo ahhhoooo ahhhooo

and everybody will be singing it
and you and i will be singing it
and we all will be singing it
wo wah wo ah wo ah

when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a wavin flag
and then it goes back (3x)

and then it goes when i get older i will be
stronger they'll call me freedom just
like a wavin flag
and then it goes back (3x)
a oh a oh a oh

when i get older
when i get older
i will be stronger

just like a wavin flag (3x)
flag flag
just like a wavin flag

Video:


MP3:



Download the matches of 2010 FIFA World Cup South Africa at here.

Lịch sử về ngành kinh doanh theo mạng


Sự ra đời của Multi-level Marketing(MLM) gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg(1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng MLM vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.
 
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930 ông và một số người nước ngoài khác bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổ xung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.

Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng và ngày nay ý tưởng đó đã phát triển thành một ngành kinh doanh với doanh thu hàng tỷ đô la. 

Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ. 

Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này. 

Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi...) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn. 

Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành "Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. 

Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành MLM, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của MLM và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.

Kinh doanh đa cấp ngày nay tượng trưng cho mô hình kinh doanh mà doanh số có thể là hàng tỷ đô la. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều công ty áp dụng mô hình kinh doanh này cho phương thức kinh doanh của họ. Ngày nay kinh doanh đa cấp đã trở thành một trong những mô hình kinh doanh phát triển nhất của nền kinh tế thế giới ở thế kỷ 21. Ngày càng có nhiều hình thức khác của kinh doanh theo đa cấp ra đời. Chính điều này đã khiến cho kinh doanh đa cấp hứa hẹn sẽ trở thành mô hình kinh doanh của tương lai. Tuy nhiên thì cách đây không lâu mô hình kinh doanh tuyệt vời này đã bị nhiều người nhằm lẫn rằng đây chính là mô hình kinh doanh làm giàu nhanh chóng. Vì vậy mà trên thế giới xuất hiện hai ý kiến bình luận về mô hình kinh doanh đa cấp, đó chính là...

Điều gì đảm bảo cho tính vững chắc và tính đúng đắn của mô hình kinh doanh này? Ai là người thực sự đã tìm ra mô hình kinh doanh tuyệt vời này? Mô hình kinh doanh đa cấp được chúng ta biết đến khi nào? Sau khi đã tham khảo một số sách và thông tin trên internet, chúng tôi đã tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Chúng tôi hân hạnh được trình bày với các bạn về lịch sử của một mô hình kinh doanh. Một mô hình mà không phải đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều vốn như ở mô hình kinh doanh truyền thống, nhưng có thể đảm bảo cho một nguồn thu nhập dài hạn và vững chắc.

Những sản phẩm dinh dưỡng của tập đoàn NUTRILITE. Năm 1945 ngài Karl Genborg là người đầu tiên đưa tư tưởng kinh doanh đa cấp vào việc quảng bá cho những mặt hàng của công ty ông. Năm 1934 công ty có tên là Californhia Vitamin Company sau đổi tên thành tập đoàn sản phẩm dinh dưỡng NUTRILITE áp dụng hình thức trả thưởng kinh doanh đa cấp công ty NUTRILITE cho phép mỗi nhà phân phối có quyền được hưởng 3% tiền hoa hồng từ tuyến dưới hoặc mức hoa hồng cao nhất từ kết quả bán hàng với hệ thống kinh doanh này tập đoàn NUTRILITE đã đạt được những hiệu quả nhất định trong phương thức bán hàng trực tiếp so với những phương thức bán hàng truyền thống.

Tâp đoàn Amway năm 1959 hai người bạn thân là Rich Devos và Jey Van Andel đã bắt đầu khởi nghiệp với tập đoàn mới có tên là tập đoàn Amway, kinh doanh về mặt hàng gia dụng áp dụng và cải tiến hình thức trả thưởng kinh doanh đa cấp, đã giúp cho tập đoàn này đạt được những thành công nhất định và một đội ngũ phân phối trên toàn nước Mỹ. Từ những năm đầu tiên Rich Devos và Jey Van Andel đã là những nhà phân phối cho NUTRILITE và so với những gì NUTRILITE làm được Rich Devos và Jey Van Andel đã nhận thấy rằng họ có thể làm tốt hơn NUTRILITE trong việc quãng bá tất cả các sản phẩm nói trên đó là lí do ra đời của tập đoàn Amway một trong những công ty kinh doanh đa cấp hàng đầu trong thời đại ngày nay.

Những thời kỳ của của kinh doanh đa cấp, trong những năm tới kinh doanh đa cấp sẽ bao gồm đa dạng hóa các mặt hàng và dịch vụ và ngày càng có nhiều công ty tiếp nhận mô hình kinh doanh này. Richard Poe và quyển sách của mình "Làn sóng thứ 4" đã tóm lược về mô hình kinh doanh đa cấp ở thế kỉ 21 theo những giai đoạn sau: 1945 - 1979 thời kì tiềm ẩn, 1979 - 1989 "thời kỳ bắt đầu" , 1990 - 1999 "thời kỳ đa thị trường", từ năm 2000 trở về sau thời kỳ phát triển toàn cấu . Thật thú vị khi biết rằng rất nhiều công ty tiên phong trong mô hình kinh doanh đa cấp điều xuất phát từ những công ty bán hàng trực tiếp sau khi khám phá sức mạnh kinh doanh đa cấp qua những thành công đáng kể của tập đoàn Amway và những công ty khác. Những công ty bán hàng trực tiếp này có xu hướng áp dụng mô hình kinh doanh đa cấp ngày càng nhiều Richard Poe đã viết vào năm 1990, 75% các công ty thành viên của hiệp hội của các công ty bán hàng trực tiếp họat động theo hình thức hưởng hoa hồng trực tiếp nhưng đến những năm cuối thập niên số lựợng các công ty này giảm xuống còn 23% hiện nay mô hình kinh doanh đa cấp được khoảng 77% các công ty ở Mỹ áp dụng.