Nghề Lập trình có còn.. Hot?
Phải chăng cái thời vàng son của CNTT đã qua rồi, nghề lập trình không còn đứng trên top đầu của các ngành nghề danh giá nữa? Có phải thị trường nhân lực CNTT nói chung và Lập trình viên nói riêng có vẻ như dần bão hòa và dần bớt sôi động sau những xô bồ về đào tạo tràn lan, rồi chất lượng thiếu đồng bộ và không đáp ứng được nhu cầu đặt ra…?
10 năm nhìn lại..
Khởi đầu thập niên với sự kiện Y2K làm dấu ấn lịch sử, dù không có thảm họa nào xảy ra nhưng đó cũng là mối lo của các lập trình viên nếu hệ thống bị hiểu về mốc số 0 và dẫn đến sụp đổ. Và tiếp theo đó là giai đoạn không mấy dễ dàng với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dotcom (công ty hoạt động trên web). Các lập trình viên, các kỹ sư CNTT cũng trải qua một giai đoạn khó khăn trong tầm ảnh hưởng mang tính domino này.
Web lên ngôi. Internet băng thông rộng phát triển và các công ty hồi sinh sau “dot-com”. Thế giới web lại rộn ràng với wiki, blog, youtube, web 2.0 mạng xã hội và bây giờ là điện toán đám mây bất chấp sự bùng nổ của các loại mã độc.
Lập trình viên cũng trong vòng phát triển đó, từ “chế tác” các phần mềm chạy trên desktop thì phát triển các Hệ thống Web là xu thế. Từ lập trình cho các máy PC đến lập trình cho các hệ thống máy tính xách tay di động và điện thoại cầm tay. Từ phát triển các hệ thống tìm kiếm như Google đến việc coi Google là nền tảng để tích hợp vào các hệ thống của mình.
Rất nhiều lập trình viên đang tạo các Google gadget, hoặc sử dụng Google API để tạo ra các hệ thống mới… Điều đặc biệt là với các API mở này Google lại tiếp tục tung ra Google Android hệ điều hành cho di động nguồn mở, và Google Chrome chạy trên NetBook v.v.. cũng đều thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Và với những lập trình viên thì việc sử dụng các hệ thống Mã nguồn Mở để phát triển tiếp các hệ thống của mình được ví như việc “Đứng trên vai những người khổng lồ” mà phát triển.
Từ suy nghĩ cố hữu xây dựng các hệ thống từ đầu thì việc tận dụng điểm mạnh của các hệ thống có sẵn và phát huy tiếp tạo nên một Thế hệ Lập trình viên mới với yêu cầu được trang bị những kỹ năng mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân lực CNTT chất lượng cao.
Nhân lực hiện tại
Giờ đây những Lập trình viên dotNET phát triển hệ thống không thể không tận dụng các hệ thống sẵn có như Nhibernate, hay Log4Net. Nếu dựng một hệ thống Portal bằng dotNET có thể bạn phải mất hàng năm, nhưng lựa chọn DotNetNuke hay Rainbow Portal có thể rút ngắn thời gian hoàn thành dự án của bạn rất nhiều.
Hai “ông trùm” Mã nguồn Mở Java và PHP cũng vậy! Nhắc đến PHP người ta không thể không nhắc đến Joomla hay Drupal. Trang web của Viện chiến lược thông tin và truyền thông Việt Nam được cấu thành từ Joomla, trang web của cộng đồng ứng dụng nguồn Mở Việt Nam được tạo thành từ Drupal...
Tư duy thay đổi và phương thức thay đổi, các Lập trình viên thế hệ mới không chỉ phải giỏi kỹ thuật, nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải là người am hiểu các hệ thống Mã nguồn Mở. Thay vì phải coding mọi thứ từ đầu, các Lập trình viên thế hệ mới chỉ viết những module cần thiết và tích hợp vào Hệ thống Mã nguồn Mở có sẵn.
Tuy nhiên nguồn nhân lực được đào tạo ra hiện tại phần lớn chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trên. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đào tạo tràn lan và chạy theo mốt trong những năm trước mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo và nhu cầu đầu ra của xã hội.
10 năm nhìn lại..
Khởi đầu thập niên với sự kiện Y2K làm dấu ấn lịch sử, dù không có thảm họa nào xảy ra nhưng đó cũng là mối lo của các lập trình viên nếu hệ thống bị hiểu về mốc số 0 và dẫn đến sụp đổ. Và tiếp theo đó là giai đoạn không mấy dễ dàng với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dotcom (công ty hoạt động trên web). Các lập trình viên, các kỹ sư CNTT cũng trải qua một giai đoạn khó khăn trong tầm ảnh hưởng mang tính domino này.
Web lên ngôi. Internet băng thông rộng phát triển và các công ty hồi sinh sau “dot-com”. Thế giới web lại rộn ràng với wiki, blog, youtube, web 2.0 mạng xã hội và bây giờ là điện toán đám mây bất chấp sự bùng nổ của các loại mã độc.
Lập trình viên cũng trong vòng phát triển đó, từ “chế tác” các phần mềm chạy trên desktop thì phát triển các Hệ thống Web là xu thế. Từ lập trình cho các máy PC đến lập trình cho các hệ thống máy tính xách tay di động và điện thoại cầm tay. Từ phát triển các hệ thống tìm kiếm như Google đến việc coi Google là nền tảng để tích hợp vào các hệ thống của mình.
Rất nhiều lập trình viên đang tạo các Google gadget, hoặc sử dụng Google API để tạo ra các hệ thống mới… Điều đặc biệt là với các API mở này Google lại tiếp tục tung ra Google Android hệ điều hành cho di động nguồn mở, và Google Chrome chạy trên NetBook v.v.. cũng đều thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Và với những lập trình viên thì việc sử dụng các hệ thống Mã nguồn Mở để phát triển tiếp các hệ thống của mình được ví như việc “Đứng trên vai những người khổng lồ” mà phát triển.
Từ suy nghĩ cố hữu xây dựng các hệ thống từ đầu thì việc tận dụng điểm mạnh của các hệ thống có sẵn và phát huy tiếp tạo nên một Thế hệ Lập trình viên mới với yêu cầu được trang bị những kỹ năng mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân lực CNTT chất lượng cao.
Nhân lực hiện tại
Giờ đây những Lập trình viên dotNET phát triển hệ thống không thể không tận dụng các hệ thống sẵn có như Nhibernate, hay Log4Net. Nếu dựng một hệ thống Portal bằng dotNET có thể bạn phải mất hàng năm, nhưng lựa chọn DotNetNuke hay Rainbow Portal có thể rút ngắn thời gian hoàn thành dự án của bạn rất nhiều.
Hai “ông trùm” Mã nguồn Mở Java và PHP cũng vậy! Nhắc đến PHP người ta không thể không nhắc đến Joomla hay Drupal. Trang web của Viện chiến lược thông tin và truyền thông Việt Nam được cấu thành từ Joomla, trang web của cộng đồng ứng dụng nguồn Mở Việt Nam được tạo thành từ Drupal...
Tư duy thay đổi và phương thức thay đổi, các Lập trình viên thế hệ mới không chỉ phải giỏi kỹ thuật, nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải là người am hiểu các hệ thống Mã nguồn Mở. Thay vì phải coding mọi thứ từ đầu, các Lập trình viên thế hệ mới chỉ viết những module cần thiết và tích hợp vào Hệ thống Mã nguồn Mở có sẵn.
Tuy nhiên nguồn nhân lực được đào tạo ra hiện tại phần lớn chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trên. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đào tạo tràn lan và chạy theo mốt trong những năm trước mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo và nhu cầu đầu ra của xã hội.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thì nhu cầu nhân lực CNTT có trình độ tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ tăng gấp hàng chục lần để đáp ứng nguồn cung cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia và các khách hàng toàn cầu.
Đề án “Tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành Quốc gia mạnh về CNTT” được trình Thủ tướng phê duyệt ngay trong tháng 02/2010 cũng vấp phải vấn đề thiếu thốn về nền tảng nhân lực.
Để có được thương hiệu quốc gia từ CNTT, trở thành nước Xuất khẩu phần mềm đứng thứ 3 thế giới như mục tiêu của Việt chiến lược TT và TT đề ra đòi hỏi phải giải được bài toán về nhân lực CNTT chất lượng cao.
Nguồn: Quản Trị Mạng