Nguồn lực BrSE: KHÔNG CHỈ LÀ ĐÀO TẠO
Ban Giám đốc FSOFT và các bên liên quan đang chuẩn bị triển khai Chương trình đào tạo 100 Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineer – BrSE) nhằm đáp ứng nhu cầu về BrSE đang hết sức bức thiết hiện nay tại FSOFT. Cucumber đã có cuộc trao đổi về Chương trình này cùng anh Phan Phương Đạt (DatPP)– Phó Tổng Giám đốc FSOFT và là người chịu trách nhiệm chính của Chương trình.
CCB: Chào anh Đạt! Anh có thể cho biết nhu cầu về BrSE ở FSOFT hiện bức thiết như thế nào? Tại sao chương trình lại đề ra con số 100 ạ?
DatPP: Nhu cầu BrSE từ trước đến nay luôn luôn ở trạng thái “ra bao nhiêu hết bấy nhiêu”, khách hàng thường xuyên yêu cầu cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo lộ trình 5000 kỹ sư năm 2012, thì số lượng BrSE mà FSOFT cần thêm từ nay đến lúc đó là khoảng 500. Chính vì thế mà con số 100 được chọn cho chương trình năm nay. Cũng là con số dễ nhớ để truyền thông.
CCB: Đến nay đã có 2 khóa đào tạo được tiến hành, chất lượng của các chương trình đó như thế nào, thưa anh? Số lượng BrSE được sử dụng sau 2 chương trình này là bao nhiêu và hiệu quả như thế nào ạ?
DatPP: Phải mở ngoặc một chút là một người không thể trở thành BrSE chỉ qua đào tạo. Đào tạo chỉ là một yếu tố bên cạnh các yêu cầu khác như kinh nghiệm, chiến công trong dự án. Ngay cả định nghĩa thế nào là BrSE cũng chưa được thống nhất hoàn toàn trong FSOFT. Cho nên, một việc quan trọng của chương trình “100 BrSE” là ban hành được Miêu tả công việc cho BrSE. Dự kiến sẽ có 5 rank.
Hai khóa đào tạo mà bạn nói là do CTD tổ chức. Ngoài ra còn các khóa do JCD của HCMC và HCD của Đà nẵng tổ chức từ 2007 đến nay. Do chưa có chuẩn chung, chương trình các nơi có những khác biệt. Ở HCMC chú trọng đào tạo tương đương 2-kyu và đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng dụng vào công việc, trong khi HN và ĐN đào tạo “full 2-kyu”. Cả 3 miền đều đào tạo kèm thêm nhiều kỹ năng khác như business manner, IT reading, soft skills.
Lớp BrSE01 ở CTD có 10 bạn, trong số đó hơn 50% đang làm công việc của BrSE. Lớp BrSE02 có 7 học viên, tháng tư tới mới tốt nghiệp. Sau khi phân tích thì chúng tôi thấy chương trình học đạt yêu cầu, điểm cần khắc phục nhất hiện nay là làm sao bảo đảm số lượng và chất lượng học viên. Chất lượng ở đây được hiểu là học viên càng có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng IT rồi thì lúc học xong càng có khả năng trở thành BrSE ngay, trong khi học viên chưa có kinh nghiệm thì cần 2-3 năm nữa để tích lũy trong các dự án.
CCB: Được biết khóa 3 đã mở nhưng bị hoãn do không tuyển đủ người. Anh có nhận định gì về việc này, có phải mức độ quan tâm của FSOFTer đối với Chương trình không cao, hay chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc…. chưa thực sự hấp dẫn họ, hay nghề BrSE chưa phải là nghề hot ở FSOFT….?
DatPP: Đúng là lớp BrSE03 đã phải tạm dừng vì lý do không đủ học viên cả về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân theo tôi là quá trình tuyển sinh chưa hợp lý, chưa xác định rõ các nhóm đối tượng học viên và các chương trình đào tạo cho các nhóm học viên đó.
CCB: Anh có thể chia sẻ thêm về tiến trình triển khai Chương trình này? Việc thực hiện gặp khó khăn, thuận lợi gì?
DatPP: Vì nhu cầu BrSE luôn cao nên Ban lãnh đạo và những người quan tâm đang khá sốt ruột về chương trình này. Về sản phẩm, trong tháng này chúng tôi sẽ chốt được kế hoạch. Ngoài ra các hoạt động vẫn được tiến hành để không ảnh hưởng tiến độ đã đặt ra.
Thuận lợi là được sự quan tâm cao của lãnh đạo công ty cũng như các đơn vị thành viên, nhất là FJP. Khó khăn chính là phải hợp lực được 3 miền. Riêng để các bên hiểu nhau và thống nhất chương trình đã mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên tôi tin rằng một khi đã thống nhất được với nhau thì 3 miền cùng triển khai sẽ tạo hiệu ứng synergy.
Khi kế hoạch được phê duyệt, chương trình 100BrSE sẽ truyền thông chi tiết hơn về các mục tiêu và các hành động chính. Lúc đó rất mong CCB hỗ trợ J.
CCB: Mục tiêu dài hạn về đào tạo và tuyển dụng BrSE của FSOFT (trong các năm tiếp theo) là thế nào, thưa anh?
DatPP: Như đã nói, từ nay đến 2012 sẽ cần thêm khoảng 500 BrSE. Chúng ta sẽ phải huy động tất cả các nguồn lực và triển khai các hoạt động tuyển dụng, đào tạo ở khắp nơi, kể cả bên Nhật. Chúng tôi đang tính đến cả phương án tuyển BrSE người Nhật rồi đào tạo để họ có thể làm việc với phía Việt Nam, vì “cầu nối” tức là phải có 2 đầu – VN và NB.
Nguồn: chodua.com
Nguồn: chodua.com