5 chữ E cho 1 sự nghiệp vững tiến

Bạn sắp bước qua cột mốc 5 năm trong sự nghiệp và đã đạt được những bước tiến đáng kể nhưng dường như mọi thứ đang dần chậm lại. 

Là một người năng động, thích học hỏi những điều mới mẻ, bạn không bao giờ muốn dậm chân tại chỗ. Bạn cần một giải pháp để thoát khỏi tình trạng bão hòa này. Hãy mang theo 5 chữ E sau đến công sở mỗi ngày, đây chính là động lực cho những thành công mới.

1.    Enthusiastic – Nhiệt tình
 
Một khi bạn đã chán nản với công việc hiện tại, làm sao để tìm thấy sự nhiệt tình trong công việc? Đây chính là lý do tại sao bạn phải chủ động tạo ra sự nhiệt tình để đánh bật sự chán nản. Hãy bắt đầu bằng cách tự nói với bản thân rằng “Mình sẽ hào hứng làm tốt công việc này”. 

Nếu bạn nghĩ “Công việc này thật chán”, bạn sẽ cảm thấy mất hết sinh khí và không còn hứng thú làm việc. Khi bạn thích những gì đang làm, sự nhiệt tình sẽ đến tự nhiên và thành công cũng vậy. Hãy “tấn công” công việc với sự nhiệt huyết và không lãng phí giây phút nào để thành công.


2.    Efficient – Hiệu suất cao
 
Một khi làm việc với sự nhiệt tình, bạn sẽ tìm được cách hoàn thành công việc tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đó chính là làm việc hiệu quả.

Làm việc với hiệu quả cao cũng giúp bạn thể hiện năng lực của mình. Khi không ngừng phấn đấu để trở thành người làm việc hiệu quả nhất, sớm hay muộn thăng tiến là đều tất yếu với bạn. 
Hãy sử dụng tối đa năng lực của mình để thành công

3.    Excellent – Xuất sắc
 
Đây là chữ E làm bạn áp lực nhất, nhưng chính áp lực lại thúc đẩy bạn cố gắng hơn. Bạn không được hài lòng với kết quả tốt, hãy phấn đấu đạt kết quả xuất sắc trong tất cả những gì bạn làm. Đây chính là chìa khóa mở cửa thành công. 

4.    Early – Đến sớm
 
Bạn có bao giờ nghĩ rằng đi làm sớm sẽ giúp bạn thăng tiến? Chính thói quen nhỏ này sẽ góp phần vào thành công của bạn. Đối với những công ty không quá khắt khe về thời gian làm việc, nhân viên thường đến trễ về sớm mà không biết rằng họ đang lãng phì cả thời gian của bản thân lẫn công ty. 

Buổi sáng chính là lúc cơ thể bạn tràn đầy năng lượng, vậy hãy bắt đầu một ngày làm việc mới thật sớm để tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng này. Giải quyết dứt điểm những việc khó nhất vào buổi sáng sẽ làm bạn hưng phấn hơn và ngày làm việc sẽ không còn chán nản như bạn nghĩ.

5.    Easy – Dễ chịu
 
Bạn có muốn làm việc với một người hay than phiền, cằn nhằn về những chuyện nhỏ nhặt? Hãy làm việc một cách dễ chịu. Dễ chịu ở đây không có nghĩa là làm qua loa cho xong việc, không quan tâm đến kết quả đạt được mà hãy cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp và làm việc với một tinh thần lạc quan.

Khi bạn dễ chịu với đồng nghiệp, họ cũng sẽ vui vẻ với bạn. Môi trường làm việc thân thiện giúp tinh thần thoải mái, năng suất làm việc cao hơn và kết quả công việc tốt hơn.

Bạn không cần phải lên một kế hoạch quá phức tạp và khó khăn để thăng tiến. Năm thái độ lạc quan trên sẽ mang lại kết quả khả quan cho sự nghiệp đang hồi bão hòa của bạn. 

Theo vietnamworks.com

Google announces Android event for February 2nd



Google thông báo họ sẽ tổ chức một sự kiện về Android vào ngày 2/2 tới tại trụ sở chính của mình ở thành phố Mountain View, bang California, Mỹ. Tại đây, hãng sẽ trình bày một cái nhìn chuyên sâu và cụ thể về phiên bản Honeycomb (Android 3.0), các tin tức về hệ thống sinh thái của Android và các bản demo thử nghiệm trên tay. Liệu Google sẽ ra mắt máy tính bảng mới, giới thiệu phiên bản Honeycomb dành cho smartphone hay là Android 2.4? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Theo Engadget
Dịch bởi tinhte.vn

Lựa chọn thành viên lý tưởng cho nhóm

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản lý là lựa chọn những thành viên phù hợp để thực hiện một dự án nào đó. Sau đây là 5 lời khuyên giúp các sếp dễ xác định đúng người cho một nhóm lý tưởng:

Vạch rõ những kĩ năng cần thiết

Với cương vị của một nhà quản lý dự án, bạn cần phải xác định rõ những yêu cầu của dự án một cách đơn giản, rõ ràng và xúc tích. Một khi xác định được những mục tiêu và kết quả của dự án, bạn cần xem xét đến những kĩ năng bạn cần để thực hiện nó tốt nhất. Tiếp theo, bạn nên đánh giá những kĩ năng nào bạn đã có trong nội bộ tổ chức cũng như liệu bạn có cần phải thuê nhân sự bên ngoài (những người làm việc tự do, tư vấn…) hay không.

Dự phòng nhân sự với những kĩ năng cần thiết

Nếu có kĩ năng bạn thấy vô cùng cần thiết cho sự thành công của dự án, hãy đảm bảo rằng những thành viên khác trong nhóm cũng cần phải có kĩ năng này phòng khi có những vấn đề nảy sinh. Ví dụ, kết quả của dự án là cần trang bị kĩ năng thuyết trình cho một dự án quan trọng, bạn cần đảm bảo có một thuyết trình viên dự phòng trong nhóm trong trường hợp người thuyết trình thứ nhất ốm. Đồng thời cũng không được phớt lời những kĩ năng ít quan trọng hơn để các thành viên trong nhóm có thể giúp đỡ nếu một phần nào đó của dự án bị chững lại. Tóm lại, cần phải có một sự linh hoạt giữa các thành viên trong nhóm: Họ cần phải thích nghi nhanh chóng với việc thay đổi hạn định, luân chuyên nhiệm vụ trong trường hợp có thành viên bị ốm hoặc cần hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc.

Lựa chọn đủ số người

Lựa chọn thừa hoặc thiếu người cho dự án đều có thể gây ra những vấn đề nghiệm trọng. Lựa chọn thừa người có thể dẫn đến những áp lực về mặt tài chính, những thắc mắc về việc phân chia công việc, lãng phí thời gian hay thông tin chậm trễ. Tương tự, thiếu người lại khiến mọi người cảm thấy bị áp lực về thời gian, làm việc quá sức, thiếu hụt những kĩ năng và làm hẹp phạm vi hoàn thành mục tiêu của dự án. Vì vậy, quản lý dự án cần tuyển đủ người cần thiết và trong mức ngân sách cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, việc đạt được sự cần bằng về nhân lực trong nhóm là vô cùng khó. Tuy nhiên, với những nhà quản lý kinh nghiệm, chắc chắn họ sẽ biết cân bằng giữa những yêu cầu về kĩ năng, số người và phân bổ nhân lực một cách hợp lý.

Lựa chọn những người quan tâm

Một dự án sẽ chạy không tốt nếu những người làm việc cho dự án lại không có những hứng thú với nó. Những nhà quản lý dự án cần phải đảm bảo chọn đúng các thành viên trong nhóm – người thành thạo về lĩnh vực dự án sẽ làm, hứng thú với những kết quả của nó và có thể đem lại những đóng góp ý nghĩa. Thực tế cho thấy, nhiều dự án bị thất bại hay bị trì hoãn là do các thành viên trong nhóm dành ưu tiên của họ cho những việc khác.

Xem xét đến cá tính của các thành viên trong nhóm

Người quản lý dự án cần biết rõ các thành viên – tính cách, phong cách làm việc của họ… trong nhóm của mình để từ đó có cách quản lý họ hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu loại bỏ những cá nhân thích tranh cãi và thách thức người khác vì mục đích của dự án và tâm trạng của những thành viên khác. Bĩnh tĩnh và kiềm chế cảm xúc là những tính cách cần thiết đối với người quản lý dự án vì bạn là người có ảnh hưởng trực tiếp để thái độ và tâm trạng của cả nhóm. Bạn cần chú ý tới tính cách của từng cá nhân, và giao trách nhiệm cho đúng người, đảm bảo mỗi thành viên thấy được tầm quan trọng và những đóng góp của họ đều đáng quý như nhau trong dự án.

Theo dantri.com.vn

2011 : 11 giải pháp nhà cung cấp IT cần thực hiện

Trở lại thời điểm tháng 12 năm 2010, CIO.com đã đưa ra 11 giải pháp dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ IT giúp họ thiết lập thêm các mối quan hệ ngay trong năm mới 2011 này.


itGatevn_20110117_it.jpg
Tuy nhiên, giải pháp cho một phía khách hàng thôi là chưa đủ. Chính vì lẽ đó, mở đầu năm 2011 này chúng tôi đưa ra thêm các giải pháp dành cho phía còn lại, phía các nhà cung cấp dịch vụ IT.
 

Giải pháp số 1: Giúp khách hàng định hướng

Những công ty thuê ngoài đã có được tất cả các cơ hội để cắt giảm chi phí trong năm 2010 và bây giờ là lúc họ chia sẻ những gì họ học được trong năm qua. Theo ông Adam Strichman, người sáng lập Công ty tư vấn Sanda Partners cho hay “Tìm cách đẩy các chi phí để làm lợi cho khách hàng” và “Đừng chỉ bán cho khách hàng những dịch vụ hứa hẹn sẽ tiết kiệm tiền cho họ một ngày nào đó mà cần phải tìm cách đẩy chi phí ngay bây giờ. Đây không phải là điều mà khách hàng yêu cầu nhưng đó là điều chúng ta tự hiểu là cần phải làm". Một khi điều này được thực hiện hoàn thiện sẽ làm cho khách hàng sửng sốt vì giá giảm bất ngờ.


Còn về phía ông Mark Ruckman, một nhà tư vấn độc lập đang làm việc với Sanda Partners thì cho rằng: “Các nhà cung cấp dịch vụ phải là những người cực kỳ thông minh, có thể hiểu được cả việc kinh doanh của khách hàng và hơn thế nữa họ phải là người luôn có những ý tưởng để cắt giảm chi phí”. Ông nói thêm: “Rất hiếm khi những ý tưởng này xảy ra từ phía khách hàng bởi chúng không tạo ra giá trị thặng dư cho nhà cung cấp. Bỏ những món lợi nhỏ để dành lợi ích lớn hơn. Việc tiết kiệm này không cần phải quá lớn mới có thể tạo nên tác động tích cực tới mối quan hệ 2 bên.”


Giải pháp số 2: Tìm kiếm và cung cấp một cách rõ ràng


Không có một CIO nào trên thế giới mà không cố gắng tìm ra phương thức, thời điểm, lý do và vị trí để áp dụng dịch vụ đám mây trong năm nay. Tuy nhiên hầu hết các nhà cung cấp vẫn còn e dè khi đi tìm tương lai “đám mây” cho chính công ty mình. Ông Steve Martin, đối tác của công ty tư vẫn Pace Harmon cho biết: “Các nhà cung cấp bậc 1 cần phải làm sáng tỏ hoặc ít nhất cũng cần làm rõ hơn các dịch vụ đám mây của mình bằng cách cung cấp các dữ liệu xác thưc về kinh tế và cách hoạt động cho khách hàng. Bắt đầu từ việc so sánh đơn giản các dịch vụ IT họ cung cấp với các dịch vụ dựa trên “đám mây” tương đương”.


Nhà cung cấp dịch vụ cần kết nạp điện toán đám mây trước khi nó kết nạp họ”, ông Stan  Lepeak, quản lý, giám đốc nghiên cứu toàn cầu về tư vấn thuộc công ty EquaTerracho hay. Còn ông Eric Simonson, đối tác quản lý của công ty tư vẫn Everest lại có lời khuyên răng: “ Cần phối hợp với những đầu sỏ của các ngành công nghiệp để tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn về bảo mật và khả năng tương tác”.


Giải pháp số 3: Nói đúng ý muốn nói


Giải pháp này là đúng đắn đối với các nhà cung cấp cũng như nó đã từng đúng đối với khách hàng.


Không có gì có sức mạnh hơn thái độ thẳng thắn, vô tư trong việc thiết lập một mối quan hệ mới hay hàn gắn lại mối quan hệ trước đó. “ Thay vì dùng powerpoint hay bất cứ công cụ nào khác, hãy nói chuyện trực tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Hãy thẳng thắn cho dù bạn đang nói về điện toán đám mây, hay bất cứ điều gì”, chia sẻ của ông Phil Fersht, CEO của công ty phân tích HfS Research.


Giải pháp số 4: Thành thật khi nói về những mặt hạn chế


Thời gian làm giảm giá trị đề xuất của tất cả các bản hợp đồng. “ Đôi khi đó chỉ là một hợp đồng dịch vụ nhỏ nhưng đôi khi nó cũng có thể liên quan tới cả lĩnh vực dịch vụ”, ông Strichman cho hay, “Các nhà cung cấp là người biết rõ nhất những điều đó và thường có thái độ không thích thừa nhận nó”. Không có điều khoản nào trong hợp đồng nói rằng bạn phải nói với khách hàng rằng họ đang chi hàng triệu đô la theo tỷ giá thị trường cho việc lưu trữ và hỗ trợ mấy tính để bàn. Nhưng hãy mở đầu câu chuyện với việc nói vợi họ rằng bạn sẽ tiếp tục nâng giá trị và đẩy mạnh kinh doanh với vị khách hàng đó thay vì phát triển thêm mối quan hệ.


Ông Ruckman chia sẻ: “Tôi thực sự khuyên các nhà cung cấp hãy đi theo mô hình Costco-like (COST), mô hình mà tại đây các nhà quản lý sẽ phải chịu mọi hình phạt nếu như để công ty đi chệch hướng quy định. Điều này sẽ giúp các nhà cung cấp tập trung hơn vào giá trị khách hàng và ký kết thêm nhiều hợp đồng”.


Giải pháp số 5: Tránh những mối quan hệ xấu


Đảm bảo chắc chắn rằng tình hình hiện nay là trong tầm kiểm soát nếu không tất cả mọi người sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Fersht của HfS chia sẻ: “Hãy bỏ những giao dịch xấu mà đang chịu sự chi phối của những kẻ nịnh bợ. Chỉ có 1 cách duy nhất để thay đổi trò chơi này đó là nhấn mạnh hơn vào các điều khoản có thể làm đổi mới và tăng giá trị mà không đơn thuần chỉ là chi phí thấp và ép lề bỏi những điều này cuối cùng thì cũng không phải là tất cả”.


Giải pháp số 6: Bắt đầu mọi thứ bằng bàn chân phải


Tại sao việc chuyển đổi từ nhà cung cấp gia công phần mềm IT gốc sang nhà cung cấp mới gần như không thay đổi tình trạng báo động?”, ông Martin của Pace Harmon băn khoăn. Các nhà cung cấp gia công phần mềm rất giỏi trong việc tạo ra các kế hoạch chuyển đổi trên giấy tờ nhưng lại rất kém trong việc quản lý thực tế. Ông Martin cho rằng: “Các đại lý cung cấp đang dần trở nên yếu về việc quản lý dự án, một sự thật mỉa mai với lịch sử của họ. Thậm chí một người CIO đã hỏi chúng tôi rằng liệu các nhà cung cấp có tìm ra được nét độc đáo trong quá trình chuyển đổi để tạo ra cho khách hàng sự tin tưởng khiến họ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chuyển sang một nhà cung cấp mới trong 5 năm”.


Trong năm nay, hãy đảm bảo rằng tất cả các hợp đồng mới không chỉ có cấu trúc chuyển đổi rõ ràng mà cần có thêm kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chất lượng của kế hoạch đó. Ông Martin còn khuyên thêm rằng cần chú trọng, quan tâm tới những nhà quản lý có năng lực, phát triển cơ cấu để đạt được điều này”


Giải pháp số 7: Đi theo con đường đúng đắn


"Bạn nói với khách hàng của bạn rằng bạn muốn trở thành đối tác của họ chứ không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ. Bạn bán sản phẩm dựa trên ý tưởng của sự đổi mới hơn là việc giữ nguyên hiện trạng. Bắt đầu phân phối. Hãy đầu tư thực sự đặc biệt đối với các tài năng tư vấn để giúp khách hàng di chuyển vượt ra ngoài chiến thuật để đạt tới tầm chiến lược
”, ông Fersht của HfS Research cho hay.


Giải pháp số 8: Tập trung vào những gì quan trọng

Tạm ngưng việc chào hàng mà thay vào đó hãy tập trung vào việc cung cấp. “Đừng cố bán tất cả các sản phẩm mới cho khách hàng nếu các sản phẩm này không mang lại giá trị định lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này làm lãng phí khoảng lớn thời gian của khách hàng”, ông Ruckma khuyên.


Thay vào đó hãy đầu tư và khả năng quản lý các mối quan hệ. “Khả năng tạo ra và duy trì quan hệ đối tác năng động sẽ tạo tiền đề cho việc tăng trưởng dài hạn và đầu tư liên doanh”, ông Everest chia sẻ, “Các mối quan hệ được xây dựng theo mô hình chia sẻ rủi ro sẽ tạo ra tiềm năng lợi nhuận lớn hơn cho cả hai bên về lâu dài."


Giải pháp số 9: Chia sẻ kiến thức


"Khi phải vất vả lắm mới chiến thắng một khách hàng gia công phần mềm bằng các chiến lược hay chiến thuật thì các chiến lược hay chiến thuật đó rất hiếm khi được chia sẻ với những người khác. Điều này thật lãng phí! Hãy để năm 2011 là năm bạn thực sự tận dụng các kiến thức trong cộng đồng khách hàng của bạn”, Ông Atul Vashistha, CEO của công ty tư vấn Neo Advisory chia sẻ.
Giải pháp số 10: Là chính mình

Bạn biết tầm quan trọng của sự khác biệt thị trường; hãy nắm lấy nó ngay bây giờ. “Các nhà cung cấp gia công phần mềm cần phải đưa DNA thực sự của họ ra thị trường và cho thấy ngành công nghiệp mà họ đang đi theo cũng như cái mà họ đnag cố gắng đạt được”, ông Fersht của công ty HfS Research chia sẻ.


Giải pháp số 11: Tuân theo “Golden Rule”- Nguyên Tắc Vàng


Đây là những nguyên tắc cũ nhưng nó lại rất hữu ích không chỉ cho các nhà cung cấp mà cho cả khách hàng. Hãy thử tưởng tượng bạn ký một bản hợp đồng giá cố định để xây một căn nhà nhưng chăng lâu sau khi bắt đầu xây dựng các yêu cầu bắt đầu thay đổi. Bạn muốn gạch lát nền loại đó? Không có trong hợp đồng. Cửa trong phòng tắm?- Không có trong hợp đồng. Ổ điện an toàn?- Ngoài phạm vi làm việc. Cuối cùng thì ngôi nhà mơ ước của bạn lại trở thành một cơn ác mộng.


Ông Ruckman chia sẻ: “Hầu hết mọi người không muốn nhà thầu dùng những đồ rẻ tiền kém chất lượng cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên nhân viên của các nhà thầu này lại luôn tìm cách để moi tiền của khách hàng bằng cách đó. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải dạy cho các nhà quản lý của họ đối xử với khách hàng như đói xử với chính mình”.

IGP (theo CIO.com)

6 bước tùy chỉnh máy ảnh số

Nếu là người mới sắm một chiếc máy ảnh số DSLR, bạn nên tham khảo bản hướng dẫn sử dụng khá chi tiết kèm theo máy để nắm được các thông số, kỹ thuật "nhập môn"; hoặc tham khảo 6 bước sau đây để làm chủ những thông số tùy chỉnh của máy ảnh.


Bước 1: Chọn chất lượng ảnh cao nhất


itGatevn_20110120_Setting-1.jpg
Tùy chỉnh cho máy ảnh

Chọn được định dạng ảnh, ISO và mức độ cân bằng trắng phù hợp sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật với máy ảnh số.


Với định dạng ảnh, thay vì chọn ảnh JPEG, bạn hãy sử dụng chuẩn RAW. Định dạng này có thể khiến bạn mất thêm ít nhiều dung lượng lưu trữ so với dạng nén JPEG nhưng RAW sẽ giúp có thêm nhiều tùy chỉnh khi xử lý hậu kỳ, đồng thời cho chất lượng ảnh tốt hơn.


Bạn cũng không phải lo lắng sẽ mất thời gian tùy chỉnh định dạng RAW vì hiện nay không thiếu các phần mềm giúp bạn tự động chuyển đổi sang định dạng mong muốn.


Với thông số ISO, bạn hãy chỉnh độ nhạy sáng càng thấp càng tốt, vào khoảng 100-400. Hầu hết các camera số ghi hình ở mức ISO cao đều dễ sinh độ nhiễu lớn trên ảnh. Để tùy chỉnh cân trắng hợp lý, bạn có thể để chế độ tự động. Tất nhiên, bạn cũng nên bắt đầu tìm hiểu các mức nhất định như Cloudy hay Tungsten để làm chủ máy.


Bước 2: Chọn chế độ phơi sáng phù hợp


itGatevn_20110120_Setting-2.jpg


Máy DSLR hỗ trợ hàng loạt chế độ phơi sáng, từ tùy chọn hoàn toàn tự động như một chiếc máy ngắm và chụp tới các chế độ tùy chỉnh hoàn toàn bằng tay. Trong số các chế độ này, bạn hãy quan tâm tới Aperture Priority và Shutter Priority, vốn giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để sáng tạo hơn.


Chế độ ưu tiên Aperture Priotiry giúp bạn có thể chọn độ mở thích hợp, nhờ đó có thể chọn được tiêu điểm ảnh ưng ý. Camera sẽ tự động chọn được tốc độ cửa chập phù hợp để có được mức phơi sáng tốt nhất.

Trong khi đó, chế độ Shutter Priority sẽ giúp bạn chọn được tốc độ cửa chập phù hợp, tùy vào cảnh, đối tượng muốn chụp, máy sẽ tự động điều chỉnh độ mở tương ứng.

Bước 3: Tùy chỉnh chế độ đo sáng


itGatevn_20110120_Setting-3.jpg


Các tùy chỉnh đo sáng tùy thuộc vào từng máy và thương hiệu, nhưng có 3 mức cơ bản nhất trên các máy DSLR đó là Multi-zone (hay Evaluative trên dòng Canon, Matrix với máy Nikon), Centre-weighted và Spot.

Chế độ Multi-zone sẽ chia hình ảnh thành nhiều vùng khác nhau và đọc toàn bộ cảnh để đặt mức phơi sáng phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, mức phơi sáng tự động của chế độ này tương đối chính xác.

Chế độ Centre-weighted sẽ đọc ảnh nhưng tập trung chủ yếu vào trung tâm của khung hình (60-70%). Đây là tùy chọn sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chân dung như ý.

Chế độ Spot cho phép bạn đọc những vùng ảnh chi tiết, do đó sẽ có được thông số chính xác nhất, mặc dù người chụp sẽ phải thao tác cẩn trọng. Khi chụp hình với chế độ tự động phơi sáng như Aperture Priority, chế độ đo sáng Spot thường được sử dụng kết hợp với việc khóa mức phơi sáng của máy bằng nút AEL, nhờ đó bạn có thể thay khung hình mà không làm ảnh hưởng tới mức độ phơi sáng.

Bước 4: Chọn độ mở và tốc độ cửa chập


itGatevn_20110120_Setting-4.jpg


Độ mở và tốc độ cửa chập là hai thông số rất quan trọng trên máy. Kết hợp hai mức tùy chỉnh này không chỉ ảnh hưởng tới lượng ánh sáng sẽ đi vào thấu kính để phơi sáng ảnh mà còn quyết định tới hình dáng của ảnh.

Độ mở quyết định tới độ sâu trường ảnh. Nếu bạn muốn độ sâu trường ảnh thấp nhằm làm nổi bật đối tượng và để cảnh nền nhòe, hãy chọn độ mở rộng như f2/8. Ngược lại, nếu chọn đối tượng ảnh là cảnh nền, hãy tùy chỉnh độ mở hẹp, chẳng hạn f/22.

Tốc độ cửa chập quyết định đối tượng ảnh di chuyển mờ hay rõ. Tốc độ chậm sẽ làm ảnh mờ hơn và ngược lại.

Bước 5: Đặt chế độ AF và Drive


itGatevn_20110120_Setting-5.jpg


Để đảm bảo độ sắc nét của ảnh, máy DSLR cung cấp hàng loạt chế độ tiêu điểm ảnh khác nhau. Hai mức tùy chọn chính là chụp đơn (single- shot) để chụp đối tượng, cảnh tĩnh và chế độ servo để chụp đối tượng di chuyển.

Chế độ Drive giúp bạn có thêm khá nhiều tùy chọn khác như chọn một ảnh (single shooting), chế độ chọn chụp liên tiếp (continous shooting), chụp hẹn giờ và chụp macro cận cảnh.

Bước 6: Chụp thử!


itGatevn_20110120_Setting-6.jpg


Đây là lúc bạn có thể tiến hành chụp thử nghiệm. Lưu ý, bạn phải sử dụng màn hình LCD một cách hợp lý. Bạn cũng nên bắt đầu thường xuyên kiểm tra mức độ phơi sáng của ảnh để hình thành thói quen bằng cách nhấn nút Display hoặc Info.

Một biểu đồ trên màn hình sẽ cho biết chất lượng tấm ảnh bạn vừa thực hiện. Nếu chưa hài lòng, bạn có thể tiến hành điều chỉnh để có được kết quả tốt hơn.

3D hoạt động như thế nào?

3D đang dần đi vào cuộc sống (từ giải trí, y tế, cho tới truyền thông hay các lĩnh vực khoa học chuyên biệt,v.v...) nhưng không nhiều người có được hiểu biết tường tận về nó. Phân tích từ Gizmodo sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về công nghệ này.



3D đang dần đi vào cuộc sống...


3D hoạt động thế nào?

Công nghệ 3D hoạt động dựa trên một nguyên tắc chung là "đánh lừa não bộ". Não bộ bị đánh lừa sẽ cho ra một hình ảnh 2D có thêm chiều sâu của ảnh. Cách thức đơn giản nhất để tạo ra điều này là áp dụng "hiện tượng nhìn nổi" (hiện tượng xảy ra khi một hình ảnh được nhìn từ 2 mắt có sự khác nhau rất nhỏ và khi não chúng ta trộn 2 hình ảnh nhìn được lại sẽ ra được một hình ảnh 3 chiều). Cho đến bây giờ để xem được hình ảnh 3D chúng ta có 2 sự lựa chọn : sử dụng kính xem 3D (hoặc các thiết bị phụ trợ khác cho mắt) và xem trực tiếp. Chúng ta sẽ đi vào phân tích cả 2 cách xem trên.

3D với kính chuyên dụng




Đây là cách đơn giản nhất để có thể xem hình ảnh 3D. Hiện nay có rất nhiều khác biệt trong công nghệ sản xuất kính xem 3D. Dưới đây là một số công nghệ sản xuất kính 3D phổ biến hiện nay.

Anaglyph glass (kính bổ sung màu cho hình ảnh nổi)

Đây là cách xem 3D "cổ và rẻ nhất". Như chúng ta đã biết, hình ảnh sẽ cho 2 lớp màu với những phối cảnh khác nhau, mỗi lớp màu sẽ được nhìn từ một bên mắt. Khi chúng ta nhìn chúng qua kính loại này ( thường có 2 mắt kính màu đỏ và xanh) sẽ dễ dàng đánh lừa được não bộ. Kết quả là từng hình ảnh riêng rẽ được chuyển đến từ 2 mắt sẽ được não bộ hòa trộn và tạo ra trong đầu chúng ta một cảnh 3D.




Polarized glass (Kính phân cực)

Sử dụng kính phân cực là lựa chọn tân tiến hơn so với kính Anaglyph. Nếu bạn đã từng đi rạp xem Avatar,Tron : Legacy có nghĩa bạn đã dùng loại kính này. Cho dù nguyên tắc hoạt động cơ bản giống như kính xanh-đỏ (dùng phương pháp bổ sung màu) nhưng kính phân cực lại có đặc điểm nổi bật là thể hiện được đầy đủ màu sắc của hình ảnh. Được như vậy là do loại kính này chỉ cho phép duy nhất 1 hình ảnh phân cực tương ứng được nhìn từ mỗi mắt, sau đó não bộ sẽ xử lý việc còn lại là hòa trộn 2 hình ảnh riêng biệt đó thành một hình ảnh 3D. Kính phân cực giờ đây đang được dùng nhiều trong các rạp chiếu phim nhưng trong vài năm tới sẽ trở lên phổ biến trong các gia đình.




Kính Active Shutter

Nếu bạn có một chiếc tivi 3D của Sony, Panasonic, Samsung,v.v.. hay đã chơi game 3D với công nghệ 3D Visioncủa Nvidia, bạn đang sử dụng công nghệ Active Shutter. Loại kính này cho phép luân phiên chặn tầm nhìn tới 2 mắt dựa trên tốc độ quét hình ảnh của màn hình. Việc lần lượt chặn hình ảnh đến mỗi mắt cũng sẽ tạo nên 2 hình ảnh khác nhau một chút và nó phù hợp với nguyên tắc tạo ra hiệu ứng 3D. Độ phức tạp đồng nghĩa với giá thành của loại kính này sẽ cao hơn. Giá của một chiếc kính loại này thường có giá trên 100$ .Dẫu vậy tại thời điểm hiện tại và ít nhất trong 1,2 năm nữa nó vẫn là lựa chọn phù hợp nhất trong gia đình.




Kính áp dụng hiệu ứng Pulfrich

Loại kính này được tạo ra dựa trên một "trục trặc" nhỏ từ não bộ : khi hình ảnh chuyển động qua lại được truyền từ 2 mắt lệch nhau (rất nhỏ) sẽ tạo nên một hình ảnh mới có chiều sâu. Với một mắt kính màu tối sẽ có thể tạo nên hiệu ứng này.




ChromaDepth 

ChromaDepth có lẽ là công nghệ khác thường nhất : sử dụng những lăng kính màu siêu nhỏ và không gì khác. Tất cả điều dựa trên màu sắc. Hình ảnh 3D được tạo ra nhờ sự chuyển dịch dần của các tông màu. Mắt chúng ta nhận ra sự thay đổi trên những tông màu này do đó hình ảnh sẽ có chiều sâu. Hạn chế lớn nhất của ChromaDepth là khi thay đổi màu sắc của các đối tượng ta lại phải xác định lại chiều sâu của hình ảnh trên đối tượng đó. Hãy xem video bên dưới để hiểu rõ hơn về nó.



3D với công nghệ ChromaDepth


3D không cần kính




Rào cản thị sai

Rào cản thị sai là một cách phổ biến giúp chúng ta xem 3D mà không cần kính. Công nghệ này xuất hiện trongNintendo 3DS  camera Fujifilm 3D và làm việc giống như kính phân cực nhưng việc chắn góc nhìn giờ đây sẽ nằm ở mặt trước của màn hình. Hãy tưởng tượng rằng có một hàng rào với chi chít các lỗ có nhiệm vụ thay đổi hướng ánh sáng phản xạ vào mắt. Hạn chế lớn nhất của loại màn hình này là không thể có được một góc nhìn rộng như mong muốn. Sharp đã nghĩ ra một mẹo nhỏ là thêm vào 1 màn hình LCD phía trước làm nhiệm vụ của rào cản thị sai và điều này thực sự giải quyết được vấn đề góc nhìn.




Phân tách hình ảnh

Phân tách hình ảnh là một dạng thị sai thực sự. Hình ảnh hiển thị sẽ được chia ra thành hàng loạt những ảnh siêu nhỏ. Mỗi ảnh siêu nhỏ này sẽ được nhìn thông qua một thấu kính lồi và khi được ghép lại với nhau sẽ chúng sẽ cho ra ảnh 3D.




Còn một dạng khác nữa là thị sai chuyển động liên tiếp. Nếu quan tâm bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.


Nguồn: tinhte.vn

Joomla 1.6 Has Arrived!

Sau 3 năm phát triển, Joomla! 1.6 cuối cùng cũng hoàn tất. Phiên bản mới của hệ quản trị nội dung (CMS) phổ biến nhất thế giới mang lại nhiều sức mạnh, nhiều khả năng điều khiển và nhiều tuỳ chọn hơn bao giờ hết.

Phiên bản 1.6 này được viết lại gần như toàn bộ để đáp ứng mọi nhu cầu người dùng, từ những website cá nhân nhỏ cho đến các website doanh nghiệp và intranet. Những tính năng mới trong bản 1.6 là:
  • Quản lí truy cập chi tiết hơn: cho phép xem/sửa nội dung theo nhóm thành viên với quyền hạn tuỳ biến được
  • Phân cấp hạng mục (category) tuỳ biến và đa cấp, thay vì đơn cấp như trước kia
  • Bộ cài đặt cải tiến, cho phép tích hợp các phần mở rộng ngay trong bộ cài đặt
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ tốt hơn
  • Ngay cả module cũng có ngày bắt đầu và kết thúc hoạt động, vốn trước kia chỉ có ở bài viết. Do đó bạn có thể tuỳ biến tốt hơn các khối hiển thị trên website.
  • Hệ thống template mới cho phép người dùng tuỳ biến, nhân bản template sẵn có một cách dễ dàng. Sử dụng nhiều thẻ HTML ngữ nghĩa hơn.
  • Và hàng trăm tính năng mới khác giúp cải thiện quy trình làm việc, xuất bản.
Phiên bản mới này mang lại nhiều lợi ích cho nhà phát triển, giúp họ xây dựng các phần mở rộng một cách nhanh chóng, từ khâu thiết kế, cài đặt cho đến nâng cấp.

Khả năng quản lí truy cập bằng ACL cũng cho phép các phần mở rộng hoạt động cùng nhau và dễ dàng thay đổi cấu hình hệ thống theo ý muốn.

2010 Apple Review



2010 đã chứng tỏ là một năm thành công nữa của Apple với các điểm nhấn chính là iPad và iPhone 4.

Mở đầu video là sự kiện CEO Steve Jobs công bố máy tính bảng iPad, sự hồ hởi của mọi người khi iPad chính thức được tung ra thị trường. Tiếp theo, video giới thiệu một sản phẩm “đinh” khác trong năm của Apple: iPhone 4 với camera phía trước để chat video. Sản phẩm của Apple được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản.

Bắt đầu từ phút thứ 4, video đề cập đến việc ông Jobs chỉ trích công nghệ Flash của Adobe. Sau đó là hình ảnh ông giới thiệu các sản phẩm như iPod nano, Apple TV và MacBook Air. Cuối video là đồ thị biểu diễn sự tăng giá của cổ phiếu Apple.

Far East Movement ft Ryan Tedder


Happy New Year Everyone!!!! I am so excited that 2011 is finally here. I've got a lot of work left to do but I'm hoping to release a new album this year :) I'm so proud of Far East Movement.. They are the first Asian American group to ever break the top 10 on the U.S Mainstream pop charts!! I love this song.. also a big fan of Ryan Tedder of course. Here's my rainy day cover of their song 'Rocketeer'. It was challenging but fun to do :)

TeamViewer



Đầu tiên bạn down phần mềm này về và chạy, chương trình có 2 chế độ cho bạn lựa chọn là:

* Install TeamViewer : cài đặt vào máy
* Start without installation : chạy trực tiếp mà không cần cài đặt

Tiếp theo bạn sẽ được yêu cầu đặt Password, bạn gõ pass vào. Bạn phải nhớ để cung cấp cho người nào muốn truy cập vào máy bạn. Nếu bạn không đặt thì chương trình sẽ tạo pass ngẫu nhiên cho mỗi lần chạy chương trình.

Đánh dấu chọn vào Start TeamViewer automatically with Windows để TV tự khởi động với Win. Tùy chọn này rất hữu ít trong trường hợp bạn đang ở xa nhà, mà muốn kết nối vào máy ở nhà để làm 1 số việc, thì chỉ cần nhờ người nhà mở máy lên là bạn có thể làm mọi thứ với máy của mình. Tuy nhiên bạn sẽ phải nhớ số ID của bạn.

Sau khi cài đặt xong chương trình, bạn chạy TV. Tại màn hình đâu tiên của chương trình, bạn để ý mục ID và Password (Predefined tức là đã được định nghĩa từ trước) trong phần Wait Session. Đây chính là ID và Pass mà bạn sẽ cung cấp cho người cần truy cập.

Trường hợp bạn muốn truy cập vào máy người khác thì chỉ cần yêu cầu họ cung cấp cho Pass và ID rồi điền vào 2 khung tương ứng trong phần Creat Session. Bạn có 3 chế độ:

* Remote Support: bạn sẽ có thể làm gần như là mọi việc như làm trên chính máy của mình.
* Presentation: bạn chỉ có thể thấy người bên kia làm mà không thể làm gì cả.
* File Transfer: truyền dữ liệu giữa 2 máy.

Sau đó nhấn nút Connect to partner là có thể kết nối được.

Ngoài ra, trong menu Extras -> Options còn có 1 số tùy chỉnh như sau:

* Thẻ General: gồm có những tùy chỉnh chung cho chương trình
* Thẻ Remote Control: phần Quality
o Automatic quality selection: chương trình tự điều chỉnh
o Optimize speed: cải thiện tốc độ nhưng hình ảnh xấu
o Optimize quality: tốc độ chậm nhưng đồ họa cao
o Custom settings: tự bạn điều chỉnh
* Thẻ Presentation: phần Quality tương tự như trên
* Thẻ Security: những tùy chọn cho việc bảo mật như là chấp nhận truy cập, cho phép người kia khóa bàn phím và chuột, ….
* Thẻ Custom Invitation giúp bạn mời người khác sử dụng chương trình.

Download

10 “điều kiện cần và đủ” cho sự nghiệp năm 2011

Năm 2010 đi qua và bạn tiếc nuối không ít điều trong công việc: những lỗi sai không đáng có, những xích mích không đâu với đồng nghiệp, cơ hội thăng chức bị bỏ lỡ? Làm gì để không lặp lại những sai lầm đó và tạo bứt phá ngoạn mục trong năm 2011.

1. Đừng là kẻ mộng du

Hãy xem mỗi ngày làm việc như trong một kỳ sát hạch đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn phải chắc chắn rằng mình học được điều gì đó từ đồng nghiệp và áp dụng vào thực tế công việc để tăng năng suất của mình. Những điều bạn học hỏi, chiêm nghiệm được không nhất thiết phải liên quan đến các kỹ năng, mà có thể đơn giản là cách làm việc khoa học với từng dạng đồng nghiệp khác nhau hoặc cách điều chỉnh cảm xúc hợp lý.

2. Biết được đích đến cuối cùng

Bạn cần chứng tỏ sự nổi trội của mình trong công việc – đây là cách giúp bạn ghi điểm tuyệt đối. Do đó, tiên liệu được các bước tiến trong sự nghiệp là chìa khóa dẫn đến những đột phá và niềm vui trong công việc. Hãy tranh thủ khéo léo tìm hiểu các thông tin với cấp quản lý để biết rõ con đường sắp tới của bạn sẽ là gì và đích đến là ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn luôn giữ được ngọn lửa và niềm tin trong công việc.

3. Hiểu rõ mục tiêu chung của công ty

Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ thành quả trong công việc của bạn đóng góp được gì vào mục tiêu chung của cả công ty. Bạn có đang ở vị trí của người tạo ra lợi nhuận (tức phònng kinh doanh), quảng bá thương hiệu (tức marketing), hay làm vui lòng khách hàng? Nắm được điều này giúp bạn cảm nhận được vị thế của mình và phấn đấu cho thành công trong công việc.

4. “Đứng thẳng” và đừng “ngả nghiêng”
Đem nguyên tắc nhất quán vào trong công việc. Cho dù bạn là lãnh đạo cấp cao hay lính lác, chân thành trong mọi việc mình đảm nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh và nhiều “thủ thuật” trong kinh doanh, sự thành thật và đáng tin cậy của bạn sẽ giúp gieo niềm tin trong lòng sếp và đồng nghiệp – điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với sự thăng tiến của bạn.

5. Giữ dáng

Có lẽ bạn đang thắc mắc vì sao lại điều kiện này lại có trong danh sách. Thật ra tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn sẽ giúp bạn xử trí các vấn đề công việc nhanh hơn. Hãy thử thỉnh thoảng đi bộ ra ngoài ăn trưa, tranh thủ tập vài động tác co giãn gân cốt sau hồi lâu tập trung, bạn sẽ thấy năng lượng như lúc nào cũng ở bên bạn.

6. Đừng làm “thỏ trong hang”

Không ít khi bạn phân vân theo kiểu: “công việc này hay dự án này không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, mình có nên tham gia không?” mặc dù bạn rất muốn tham dự vào dự án đó. Đừng chần chờ, nếu công việc và thời gian cho phép, hãy chủ động tham gia. Bày tỏ ý kiến của bạn, và phối hợp với cấp trên để hoàn thành – kết quả mà nó mang lại có thể tốt hơn những gì bạn có thể tưởng tượng ra.

7. Làm đẹp lòng sếp

Hãy đảm bảo bạn và sếp đồng thuận trong những gì bạn làm. Chủ động báo cáo và cập nhật cho sếp những điều cần thiết nhằm bảo đảm bạn không chỉ làm đúng, làm đủ mà còn vượt hơn cả mong đợi. Đừng bao giờ tự cho rằng sếp phải mặc nhiên biết những đóng góp của bạn – không hẳn. Đừng để “mất liên lạc” với sếp dù ngày nào bạn cũng chạm mắt sếp và đừng bao giờ chờ đến lúc đánh giá giữa hoặc cuối năm mới “khoe” thành tích của mình.

8. Đừng làm “độc cô cầu bại”

Cho dù công việc của bạn tương đối độc lập, không cần đội nhóm thì bạn cũng cần hiểu rõ vai trò của các đồng nghiệp, cách thức họ xử lý công việc và giữ mối quan tâm, thái độ thân thiện cần thiết. Đừng bao giờ cố ý “chơi theo bè, về theo nhóm”, hoặc “vả lả” khách sáo vài câu gọi là giao tiếp. Bạn sẽ không biết được trong tương lai mình có cần sự giúp đỡ của họ hay không hoặc là biết đâu một trong số họ có thể sẽ là sếp của bạn sau này.

9. Phản hồi

Đừng để người khác phải chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Hãy sử dụng email để phản hồi nhanh nhất có thể, cho họ biết bạn đang làm gì, và khi nào có thể cho họ câu trả lời/ thông tin cuối cùng. Giữ liên lạc với mọi người, chuẩn bị về mặt tư tưởng và thông tin cho họ. Phản hồi là cách thức quan trọng cho người khác biết bạn quan tâm đến họ hoặc trân trọng sự giúp đỡ của họ.

10. Giải trí

Bạn làm việc hăng say, nhưng cũng phải thả lỏng và giải trí. Bạn hãy bắt đầu ngày làm việc mới với một thái độ tích cực và thoải mái. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, và cho bản thân mình để cân bằng cuộc sống.

Nguồn DÂN TRÍ