Nước Nhật và những trò "quái chiêu"
Tuy chúng ta ai cũng đều thích 1 cái gì đó của nước này nhưng ở Nhật cũng có 1 số trò quái chiêu lạ lùng
1.Đầu tiên là thời trang Harajuku.
Là một quận của thành phố Tokyo, Harajuku đã trở thành tên của cả một xu hướng thời trang khi giới trẻ nơi đây tìm ra cho mình một phong cách “điên khùng". Xu hướng thời trang Harajuku xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 1970 . Lúc bấy giờ , ở Harajuku , các thanh niên Nhật bản mới lớn , có một xu hướng ăn mặc kì lạ: những bộ quần áo , những đôi giày , đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt , đặc biệt , hơn hết là lòe loẹt , bảy sắc cầu vồng ... quan trọng nhất là "độc " , không ai giống ai , nó còn hơn cả hàng hiệu vậy . Nó phải khiến cho người ngoài , khi nhìn vào , nhẹ thì thấy lạ mắt , còn nặng thì lắc đầu lè lưỡi , nếu không muốn nói là lợm giọng buồn nôn.
1.Đầu tiên là thời trang Harajuku.
Là một quận của thành phố Tokyo, Harajuku đã trở thành tên của cả một xu hướng thời trang khi giới trẻ nơi đây tìm ra cho mình một phong cách “điên khùng". Xu hướng thời trang Harajuku xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 1970 . Lúc bấy giờ , ở Harajuku , các thanh niên Nhật bản mới lớn , có một xu hướng ăn mặc kì lạ: những bộ quần áo , những đôi giày , đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt , đặc biệt , hơn hết là lòe loẹt , bảy sắc cầu vồng ... quan trọng nhất là "độc " , không ai giống ai , nó còn hơn cả hàng hiệu vậy . Nó phải khiến cho người ngoài , khi nhìn vào , nhẹ thì thấy lạ mắt , còn nặng thì lắc đầu lè lưỡi , nếu không muốn nói là lợm giọng buồn nôn.
Và hiện nay tại Việt nam bắt đầu xuất hiện kiểu thời trang lạ đời này.
2. Cosplay.
Cũng là 1 lọai hình thời trang tuổi teen Nhật Bản, bắt chước cách ăn mặc đầu tóc giông như những nhân vật trong truyện tranh Mangan và các nhân vật trong phim họat hình. Ngày nay Cosplay đã khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới
2. Cosplay.
Cũng là 1 lọai hình thời trang tuổi teen Nhật Bản, bắt chước cách ăn mặc đầu tóc giông như những nhân vật trong truyện tranh Mangan và các nhân vật trong phim họat hình. Ngày nay Cosplay đã khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới
3.Dân đồng tính ở Nhật.
Đồng tính luyến ái ở Nhật khá phổ biến và công khai, có thể bắt gặp rất nhiều dân Gay nơi công cộng qua cách ăn mặc, điệu bộ và giọng nói đặc trưng. Đồng tính nữ ít thấy hơn. Các truyện tranh và phim họat hình về người đồng giới rất được thanh niên Nhật ưa thích.
Nghe nói đồng tính luyến ái có nguồn gốc từ Phật giáo.Nhiều con trai của samurai được đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Qua đó, mô hình tình bạn vượt thế hệ và mang tính chất tình dục của Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan hệ nam nam trong môi trường thuần giới của samurai. Điều này đặc biệt xảy ra vào thời Tokugawa (1600-1857), khi phần lớn Samurai tập trung ở những thành phố lớn như Edo (gần Tokyo bây giờ), những nơi có ít phụ nữ.
Nghe nói đồng tính luyến ái có nguồn gốc từ Phật giáo.Nhiều con trai của samurai được đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Qua đó, mô hình tình bạn vượt thế hệ và mang tính chất tình dục của Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan hệ nam nam trong môi trường thuần giới của samurai. Điều này đặc biệt xảy ra vào thời Tokugawa (1600-1857), khi phần lớn Samurai tập trung ở những thành phố lớn như Edo (gần Tokyo bây giờ), những nơi có ít phụ nữ.
4.Homeless
Là nền kinh tế phát triển thứ 2 thế giới, nhưng ở Nhật Bản có khá nhiều những người vô gia cư (homeless). Có vẻ như họ thích lang thang như thế vì chính phủ Nhật có những chính sách giúp đỡ rất tốt cho những đối tượng này như nhà ở(trại) và trợ cấp xã hội. Điểm nổi bật là không thấy họ xin ăn, và vẫn có tiền uống rượu say bét nhè. Hai bên bờ sông Sumida có đến hàng nghìn cái lều bạt của những người vô gia cư này, được làm rất vuông vắn sạch sẽ, để dép ra ngoài như các ngôi nhà Nhật khác.
5.Lễ hội dương vật ở Kawasaki
Đây có lẽ là lễ hội quái đản nhất của người Nhật, nhưng nếu xét cho kỹ càng thì cũng có lý. Đó là ngày tôn vinh bộ phận truyền giống của đàn ông, nơi phát nguồn sự sống. Và đối tượng tham gia nhiệt tình nhất (tất nhiên) là các chị em. Nên nhớ ở Nhật dã trải qua cuộc cách mạng tình dục vào nhưng năm 6-70 thế kỷe trước nên quan điểm về tình dục của người Nhật được coi là tiến bộ so với những nước khác còn chịu ảnh hưởng nhiều của lễ giáo Á Đông.
Truyền thuyết kể rằng thủa xa xưa, có một nữ yêu lộng hành chuyên đi cắn đứt “cái ấy” của đàn ông bằng hàm răng sắc nhểu. Mụ trở thành nỗi khiếp sợ của tất thảy nam giới trong vùng, cho tới khi một thầy tu ở đến thờ Hachimangu nghĩ cách rèn bức tượng dương vật bằng sắt thật lớn, lừa cho mụ cắn phập vào và gãy hết răng...
Từ đó trở đi, lễ hội tôn vinh biểu tượng “của quý” trở thành một sự kiện văn hóa không thể thiếu của thành phố Kawasaki, được tổ chức đều đặn mỗi năm một lần. Tấp nập tham dự ngày cúng tế không chỉ có dân trong vùng mà còn đông đảo khách thập phương từ khắp Nhật Bản, phần lớn là những cặp vợ chồng muộn con và giới “xăng pha nhớt”.
Những người đàn ông mặc giả gái được trao nhiệm vụ thiêng liêng nhất: khiêng bức tượng linga phồn thực - cao chừng 3 mét, rèn bằng sắt, phết sơn hồng - đi một vòng quanh thành phố trước khi tới đền thờ Wakamiya Hachimangu.
Hai bên đường mọc lên hàng trăm gian hàng bài trí sơ sài nhưng xem chừng rất đông khách. Hàng hóa của họ chẳng có gì hơn sản phẩm truyền thống của lễ hội: những cây củ cải được xén tỉa thành hình “của quý”, kẹo mút hình “của quý”, và tất nhiên xúc xích vốn đã rất giống hình “của quý”.
(Nguồn www.ks2-genbatte.info)