Go: new open source programming language from Google

Hôm qua, Google đã phát hành ngôn ngữ lập trình nguồn mở Go, tối ưu hóa cho các ứng dụng được thiết kế dành cho các hệ thống máy tính đa nhân và có qui mô lớn.

Go là ngôn ngữ lập trình thứ 2 Google tung ra trong năm nay. Tháng Bảy qua hãng đã phát hành Simple, một biến thể của BASIC dành cho phát triển ứng dụng chạy trên Android.

Mục tiêu của Go là trở thành một ngôn ngữ hệ thống giống như C++ và C đã làm. Go dành cho phát triển nhanh và là một ngôn ngữ biên dịch thực sự.

Google mở mã nguồn của Go nhằm đạt được sự thích thú, hữu ích cũng như sức mạnh từ cộng đồng.

Go được bắt đầu từ năm 2007 như 1 dự án 20% thời gian ngoài giờ làm việc chính (một chính sách của Google nhằm khuyến khích nhân viên sáng tạo). Những người đóng góp dự án gồm: Pike, Robert Griesemer, Ken Thompson, Ian Taylor, và Russ Cox.

Go không chủ định dành cho người mới học lập trình, nhưng cũng không quá khó để học. Ngôn ngữ này hướng đối tượng và có các tính năng như true closure và reflection.

Go được so sánh với Java, nếu ai có thể học Java sẽ không gặp nhiều khó khăn khi học Go.

Go được mở mã nguồn nhằm đem lại cho cộng đồng nguồn mở một cơ hội để tạo ra những công cụ tốt hơn cho việc sử dụng ngôn ngữ này, như plugin cho Eclipse IDE, hiện tại chưa có IDE nào hỗ trợ cho Go.

Go chưa có vai trò nào trong việc xây dựng các ứng dụng web phổ biến cảu Google hiện nay, tuy nhiên Google đã có một vài dự án nội bộ được phát triển bằng ngôn ngữ mới này.

Vẫn còn quá sớm để nói Go đóng vai trò gì trong hệ điều hành sắp tới Chrome OS của Google hay không, nhưng Go có thể làm việc với Native Client, 1 công nghệ nguồn mở của Google dùng để chạy native code (mã trực tiếp, được CPU xử lí ngay mà không thông qua quá trình biên dịch nào khác) trong các ứng dụng web.

Go có các đặc tính hữu ích cho việc chạy các ứng dụng bên trong trình duyệt.

Go hiện có 2 bộ biên dịch: Gccgo dựa trên GCC, và một bộ biên dịch (6g và 8g) cho CPU 64-bit x86 và 32-bit-x86. Go hỗ trợ chip ARM và các thiết bị chạy Android. Vấn đề của điện thoại Android là không có đơn vị dấu chấm động (floating point unit).



Thông tin chi tiết, tài liệu, hướng dẫn học Google Go.