5 bài học lớn cho điện toán đám mây

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay coi các dịch vụ “đám mây” (Amazon EC2) là nhân tố thiết yếu trong mô hình kinh doanh của họ. Dưới đây là một số bài học được rút ra từ các “tiền bối”.
 
Trong khi một số doanh nghiệp lớn đã chuyển từ cơ sở hạ tầng CNTT sang các dịch vụ được quản lý bởi một bên thứ ba nhằm tiết kiệm chi phí thì các công ty nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, đang dựa vào các dịch vụ đám mây để cắt giảm chi phí ban đầu cũng như giúp họ có thể tập trung vào các dịch vụ và sản phẩm lõi.

Các thỏa thuận trong đó cơ sở hạ tầng được coi như một dạng dịch vụ, ví dụ như Amazon's Elastic Computing Cloud (EC2), thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng để có thể nghiên cứu và phát triển một cách linh hoạt các nguồn lực. Theo Oliver Friedrichs, CEO của hãng chống virus Immunet (đã tung sản phẩm đầu tiên ra thị trường vào tháng 8 năm ngoái), với các công ty mới thành lập, việc cắt giảm đáng kể chi phí vốn ở trung tâm dữ liệu giúp các công ty này giảm được nguồn chi phí ban đầu. “Đối với các công ty nhỏ, thành công lớn của họ là tận dụng được các “đám mây” vì nó sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và tránh được các khoản đầu tư tốn kém. 5 năm trước, chúng ta đã xây dựng một trung tâm dữ liệu và tốn một khoản chi phí lớn đến mức gây khó khăn cho quá trình bắt đầu công việc kinh doanh”.

Bản thân Immunet không có một trung tâm dữ liệu riêng nào. Thay vào đó, Immunet sử dụng Amazon's EC2 để phân tích mã độc ở các mẫu giúp cải tiến sản phẩm, gọi là Immunet Protect, giúp nhận biết virus và các Trojan. Công ty cũng sử dụng đám mây để duy trì các dịch vụ chống virus cho hơn 125,000 khách hàng và tăng cường thêm các máy chủ ảo mới khi nền tảng người sử dụng lớn hơn.

1. Từ quản lý CNTT đến phát triển phần mềm
Cắt giảm một trung tâm dữ liệu sẽ giúp các công ty nhỏ tiết kiệm khá nhiều chi phí như chi phí dành cho các quản trị viên máy chủ và giám đốc trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, thay vì cắt giảm nhân sự, nhiều công ty đang sử dụng các quỹ đền bù để đầu tư vào việc tuyển nhân viên thiết kế phần mềm có kinh nghiệm làm việc với các “đám mây”.

Friedrichs của Immunet cho biết “Ở các trung tâm dữ liệu truyền thống, chúng ta cần một nhân viên CNTT để quản lý hệ thống, duy trì các máy chủ và quản lý các phần cứng. Vì thế, thay vì thuê nhân viên, giờ đây, chúng ta có các nhà thiết kế phần mềm để phát triển nội dung dựa trên các nền tảng linh hoạt mà Amazon đang cung cấp”.

Với hãng dự đoán và phân tích doanh số Right90, cắt giảm chi phí nhờ vào việc chuyển từ cơ sở hạ tầng sang ‘đám mây” có rất nhiều lợi ích. Right90 đã khởi nghiệp mà không sử dụng cơ sở hạ tầng của một bên thứ ba nào nhờ vào tính tiết kiệm và linh hoạt của các dịch vụ đám mây. Năm ngoái, hãng đã chuyển ra khỏi các trung tâm dữ liệu ở Calgary, Ontario, San Francisco và California và áp dụng Amazon EC2 cho các máy chủ đăt ở các văn phòng của chính hãng. Arthur Wong, CEO của hãng cho biết việc loại bỏ các máy chủ quản lý đã giải phóng cho đội quản lý CNTT của Right90. “Các nhân viên CNTT vẫn đang hoạt động theo một cách thức mang tính chiến lược hơn thay vì chỉ đơn giản quản lý các trung tâm dữ liệu và máy chủ”. 

2. Giảm thời gian chết
Một vấn đề này sinh chính là các nhà cung cấp dịch vụ, như Amazon, Google, Microsoft và Rackspace đang trở thành mục tiêu của các vụ tấn công và hoàn toàn có thể làm nảy sinh đáng kể thời gian chết. Tuy nhiên, cho đến nay, Immunet vẫn chưa gặp bất kỳ trục trặc nào với dịch vụ của Amazon. Friedrichs cho biết “Công bằng mà nói, kể từ khi bắt đầu hoạt động, chúng tôi chưa có thời gian chết”. 

Friedrichs cho biết “Đối với trung tâm dữ liệu thông thường, các máy chủ có thể an toàn nhưng người sử dụng đôi khi sẽ không thể tập hợp được nội dung như khi sử dụng các dịch vụ đám mây. Họ sẽ phải lên kế hoạch trước, mua và phân phối các máy chủ sao lưu (reduntdant server)". 

3. Bảo mật vẫn là vấn đề nhức nhối
Nhiều công ty tin rằng sử dụng trung tâm dữ liệu của một bên thứ ba để quản lý máy chủ có nghĩa là có thể quản lý được tính bảo mật. Nhưng theo Friedrichs, điều đó không đúng. “Người sử dụng rất cần có các hiểu biết và kiến thức về bảo mật vì họ sở hữu các hệ thống đó. Không có sự khác biệt nào giữ việc bảo mật trên đám mây của Amazon và bảo mật trên chính trung tâm dữ liệu của người sử dụng”. 

Các công ty không chỉ phải quan tâm đến vấn đề bảo mật của hệ thống ảo hóa trên đám mây, họ còn phải chứng minh cho các biện pháp mà họ đang thực hiện đối với vấn đề bảo mật. Dịch vụ chuyển dữ liệu YouSendIt đã quyết định sẽ tự thiết kế và quản lý các trung tâm dữ liệu của mình từ năm 2004, trước khi các dịch vụ đám mây hình thành. Theo Ranjith Kumaran, người sáng lập của hãng, ngày nay, với 12 triệu người sử dụng, hãng vẫn sẽ không chuyển cơ sở hạ tầng của mình sang đám mây của các hãng khác vì nhiều lý do, nhưng vấn đề bảo mật và tương thích vấn là các lý do lớn nhất.

4. Khách hàng quyết định khả năng sử dụng “đám mây”
Không phải các hãng, mà là chính khách hàng và người tiêu dùng mới có tiếng nói quyết định trong việc chuyển sang sử dụng “đám mây”. Tính tương thích có thể trở thành rắc rối lớn với nhiều hãng, và bảo mật cũng vậy. Theo Kumaran từ YouSendIt, đến nay, dịch vụ đám mây vẫn chưa thể làm khách hàng hài lòng theo đúng khả năng của mình. “Khách hàng thường nói rằng họ ưa thích các dịch vụ của chúng tôi nhưng họ vẫn muốn chạy các dịch vụ này trước sự bảo vệ của tường lửa”. Với những khách hàng này, YouSendIt đã thiết kế một giải pháp nhằm tận dụng kho lưu trữ của mình. Thêm vào đó, nếu khách hàng muốn tham quan trung tâm dữ liệu, YouSendIt có thể dẫn khách hàng tham quan các thiết bị ở Luân Đôn hơn là chỉ đơn giản tìm ra phần nào của trung tâm dữ liệu ảo có thể làm hài lòng khách hàng.

5. Vấn đề lợi thế chi phí
ShareThis là công ty cho phép người sử dụng chia sẽ link đến các trang web. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, ShareThis đã có 150,000 trang và vận hành 1 terabyte mỗi ngày. Năm ngoái, công ty có từ 30 đến 50 cửa sổ chương trình để hỗ trợ các link và các thông tin, giờ đây, con số này đã tăng gấp 5 lần. Tính linh hoạt của đám mây cho phép hãng có thể phát triển nhanh chóng mà không tốn thêm chi phí vốn nào.

Theo Kishore, “Lợi thế của các đám mây là tính dự trữ linh hoạt. Người ta dự trữ khi cần và thoát ra khi xong việc. Đây chính là lợi ích lớn về chi phí”. 

Tuy nhiên, Kumaran cho biết: “Công ty càng lớn mạnh thì lợi thế chi phí càng giảm dần. Người sử dụng sẽ nhận ra họ có thể đạt được lợi thế về quy mô kinh tế ở điểm nào, và họ sẽ chuyển dữ liệu với băng thông lớn về chính cơ sở hạ tầng của mình. Chúng tôi đã giải một bài toán để tìm ra cách thức tiết kiệm chi phí: Cách tốt nhất sẽ là chuyển sang Amazon, và cách kém hiệu quả nhất sẽ là vận hành trên đám mây với chi phí tốn hơn gấp 2.5 lần”. 

ShareThis cũng vấp phải vấn đề tương tự. Giải quyết các chi phí băng thông trở thành một thách thức lớn. Và giải pháp ở đây là giảm thiểu chi phí dịch vụ bằng cách sử dụng Akamai. Kishore của ShareThis cho biết “Do người sử dụng trả tiền các dịch vụ băng thông dựa trên mức tiêu thụ nên chi phí sẽ chiếm một tỷ lệ lớn. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng cách chuyển các dữ liệu về những nơi ít tốn kém hơn”. Kishore ước tính ShareThis sẽ tiết kiệm được 30% chi phí băng thông so với Amazon. Tuy nhiên, các vấn đề trên cũng không hoàn toàn là bất lợi với các doanh nghiệp mới thành lập. Theo Wong từ Right90, với hầu hết các công ty nhỏ cung cấp dịch vụ trực tuyến, lợi ích từ “đám mây” lớn hơn bất lợi mà nó đem lại. “Tôi không thấy các công ty mới thành lập ở thung lung Silicon có một chiếc máy chủ nào. Tôi biết 10 CEO của các công ty mới thành lập trong thung lũng Silicon nhưng không ai trong số đó có máy chủ”.

Nguồn quantrimang.com