Nhân lực công nghệ thông tin: Sao mãi vẫn kém?!
Chất lượng nguồn nhân lực CNTT vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong công tác đào tạo hiện nay ở nước ta và một lần nữa lại được đem ra “đàm đạo” vào sáng nay (21/4), tại “Hội thảo quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT” do Bộ Giáo dục đào tạo cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Phản ứng luôn chậm
Hiện trong hơn 400 trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam thì có 2/3 trường đào tạo về chuyên ngành CNTT nhưng các công ty Việt Nam vẫn kêu, khó có thể tuyển được người có nhu cầu đáp ứng ngay công việc của họ. Điển hình như Intel, một công ty sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới có ý định xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch ở Hà Nội, nhưng do nguồn nhân lực CNTT không đáp ứng được chất lượng theo yêu cầu nên hãng đã chuyển vào miền Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Intel cho biết, chất lượng nguồn nhân lực CNTT tại đây cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp.
Theo nhiều doanh nghiệp khác như VDC, FPT,…cho biết, sở dĩ như vậy là do sinh viên Việt Nam còn thiếu các kỹ năng xã hội, trình độ giao tiếp tiếng Anh và làm việc theo nhóm còn kém, kiến thức thực tế cũng như khả năng tư duy sáng tạo chưa cao. Còn một số trường đại học lại cho rằng, nguyên nhân là do ngành CNTT có đặc thù đặc biệt, thực tế luôn thay đổi và phát triển rất nhanh. Trong khi đó, các chương trình đào tạo ở một số chuyên ngành chưa phản ánh được những phần cốt lõi nhất trong sự phát triển của chuyên ngành đó. Mặc khác, khả năng nhạy bén và phản ứng chậm với các nhu cầu luôn thay đổi của ngành CNTT cũng làm cho chất lượng đào tạo nhân lực của ngành chưa theo kịp với nhu cầu thực tế.
Điều đó sẽ kéo theo các chương trình khung đào tạo cũng bị chậm lại không chuyển biến theo kịp nhu cầu và xu hướng thực tế. Một chương trình khung cứng nhắc, không linh hoạt sẽ làm cản trở quá trình phát triển nhất là đối với một ngành như CNTT.
Theo Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT, một trong những vướng mắc của vấn đề này còn ở khâu tuyển sinh. Bộ vẫn chưa đổi mới được các môn thi tuyển sinh cho ngành CNTT. Hiện nay, các sinh viên vẫn phải thi tuyển 3 môn Toán, Lý, Hóa cho đầu vào ngành CNTT nhưng môn hóa xem ra không mấy liên quan tới ngành CNTT. Đây cũng là một bất cập và dường như không còn phù hợp lắm với thực tế hiện nay. Hơn nữa, vẫn chưa có một quy chuẩn nào để đánh giá chất lượng sinh viên CNTT ra trường có phù hợp với chuẩn quốc tế hay không. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực CNTT vẫn là điều đáng lo và rất cấp bách, nếu không sẽ là một thiệt thòi lớn không chỉ cho sinh viên CNTT mà còn cho nền kinh tế của đất nước.
Nhu cầu cao
Vì trên thực tế, nhu cầu nguồn lực CNTT hiện rất cao. Chẳng hạn như, hãng Intel đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Tp HCM có nhu cầu cần tuyển 4.000 lao động, trong đó gần 1000 kỹ sư thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, CNTT và tự động hóa. Theo Intel, con số này mỗi năm sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, công ty hàng đầu thế giới về thiết kế và sản xuất vi mạch- Renesas của Nhật Bản đã triển khai xây dựng trung tâm thiết kế tại Tp HCM cần tuyển 1000 kỹ sư về thiết kế bán dẫn. Còn Tập đoàn Hồng Hải- Đài Loan có doanh thu trên 60 tỷ USD một năm, chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến điện thoại di động, linh kiện máy tính, viễn thông,… dự kiến trong 5 năm tới sẽ đầu tư khoảng 5 tỷ USD và cần 5.000 lao động.
Hơn nữa, theo ông Ngọc, không chỉ thị trường lao động trong nước, nhân lực CNTT của nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và liên minh Châu Âu cũng đang thiếu trầm trọng. Đây là môi trường tiềm năng cho nhân lực CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường nước ngoài.
Còn theo dự báo, nhu cầu nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng lên qua từng năm và đến năm 2020, khả năng đào tạo nhân lực CNTT sẽ thiếu hụt khoảng 300 nghìn lao động so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên và lượng cung không đáp ứng đủ cầu.
Giải pháp cho bài toán khó
Một số ý kiến của các diễn giả đến từ các trường Đại học đã chia sẻ, Bộ nên cho phép các trường có thể linh hoạt đưa ra các chương trình khung đào tạo để phù hợp với thế mạnh của từng trường và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, việc linh hoạt áp dụng môn thi đại học cũng được kiến nghị lên Bộ. Thay vì, sinh viên CNTT phải thi đầu vào các môn Toán, Lý, Hóa sẽ được thay bằng Toán, Lý và tiếng Anh. Điều này không chỉ nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên, phù hợp với nhu cầu thực tế mà còn giảm thiểu những môn học không cần thiết cho sinh viên CNTT.
Theo ông Ngọc, nhà nước cần xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm, xem xét áp dụng lựa chọn một số chương trình đào tạo CNTT tiên tiến trên thế giới. Triển khai mạnh mẽ đào đạo nghề CNTT theo hợp đồng đào tạo của doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu, cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao trình độ giảng viên. Còn đối với các sinh viên luôn nắm bắt và nhạy bén với các thông tin về nguồn nhân lực CNTT để có thể định hướng cho bản thân.
Ông Hoàng Kiếm, trường Đại học Quốc gia Tp HCM cho biết, cần đổi mới các phương pháp giảng dạy. Theo ông, mô hình đại học số hóa sẽ là một giải pháp hội nhật giáo dục đại học toàn cầu. Mô hình này đã được nhiều trường đại học bước đầu xây dựng và triển khai thành công như UkeU (đại học số hóa của Anh Quốc), đại học MIT (Mỹ),… và sẽ là xu hướng tất yếu của việc đào tạo ở bậc đại học trong thời gian tới.
Theo ông Lê Nguyên Bảo, trường đại học Duy Tân, để CNTT Việt Nam có thể bứt phá và cất cánh thì cần chuẩn hóa chương trình đào tạo và nội dung đào tạo. Hơn nữa, việc nhập khẩu chương trình và nội dung từ các trường đại học hàng đầu thế giới cũng nên được cân nhắc. Vì điều này sẽ phương pháp tốt nhất để đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và thế giới.
Nhìn chung, có nhiều giải pháp được đưa ra cho bài toán chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT nhưng bài toán nhiều đáp số này vẫn còn nhiều vấn đề và cần có thêm thời gian để... “bàn”.
Phản ứng luôn chậm
Hiện trong hơn 400 trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam thì có 2/3 trường đào tạo về chuyên ngành CNTT nhưng các công ty Việt Nam vẫn kêu, khó có thể tuyển được người có nhu cầu đáp ứng ngay công việc của họ. Điển hình như Intel, một công ty sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới có ý định xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch ở Hà Nội, nhưng do nguồn nhân lực CNTT không đáp ứng được chất lượng theo yêu cầu nên hãng đã chuyển vào miền Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Intel cho biết, chất lượng nguồn nhân lực CNTT tại đây cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp.
Theo nhiều doanh nghiệp khác như VDC, FPT,…cho biết, sở dĩ như vậy là do sinh viên Việt Nam còn thiếu các kỹ năng xã hội, trình độ giao tiếp tiếng Anh và làm việc theo nhóm còn kém, kiến thức thực tế cũng như khả năng tư duy sáng tạo chưa cao. Còn một số trường đại học lại cho rằng, nguyên nhân là do ngành CNTT có đặc thù đặc biệt, thực tế luôn thay đổi và phát triển rất nhanh. Trong khi đó, các chương trình đào tạo ở một số chuyên ngành chưa phản ánh được những phần cốt lõi nhất trong sự phát triển của chuyên ngành đó. Mặc khác, khả năng nhạy bén và phản ứng chậm với các nhu cầu luôn thay đổi của ngành CNTT cũng làm cho chất lượng đào tạo nhân lực của ngành chưa theo kịp với nhu cầu thực tế.
Điều đó sẽ kéo theo các chương trình khung đào tạo cũng bị chậm lại không chuyển biến theo kịp nhu cầu và xu hướng thực tế. Một chương trình khung cứng nhắc, không linh hoạt sẽ làm cản trở quá trình phát triển nhất là đối với một ngành như CNTT.
Theo Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT, một trong những vướng mắc của vấn đề này còn ở khâu tuyển sinh. Bộ vẫn chưa đổi mới được các môn thi tuyển sinh cho ngành CNTT. Hiện nay, các sinh viên vẫn phải thi tuyển 3 môn Toán, Lý, Hóa cho đầu vào ngành CNTT nhưng môn hóa xem ra không mấy liên quan tới ngành CNTT. Đây cũng là một bất cập và dường như không còn phù hợp lắm với thực tế hiện nay. Hơn nữa, vẫn chưa có một quy chuẩn nào để đánh giá chất lượng sinh viên CNTT ra trường có phù hợp với chuẩn quốc tế hay không. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực CNTT vẫn là điều đáng lo và rất cấp bách, nếu không sẽ là một thiệt thòi lớn không chỉ cho sinh viên CNTT mà còn cho nền kinh tế của đất nước.
Nhu cầu cao
Vì trên thực tế, nhu cầu nguồn lực CNTT hiện rất cao. Chẳng hạn như, hãng Intel đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Tp HCM có nhu cầu cần tuyển 4.000 lao động, trong đó gần 1000 kỹ sư thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, CNTT và tự động hóa. Theo Intel, con số này mỗi năm sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, công ty hàng đầu thế giới về thiết kế và sản xuất vi mạch- Renesas của Nhật Bản đã triển khai xây dựng trung tâm thiết kế tại Tp HCM cần tuyển 1000 kỹ sư về thiết kế bán dẫn. Còn Tập đoàn Hồng Hải- Đài Loan có doanh thu trên 60 tỷ USD một năm, chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến điện thoại di động, linh kiện máy tính, viễn thông,… dự kiến trong 5 năm tới sẽ đầu tư khoảng 5 tỷ USD và cần 5.000 lao động.
Hơn nữa, theo ông Ngọc, không chỉ thị trường lao động trong nước, nhân lực CNTT của nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và liên minh Châu Âu cũng đang thiếu trầm trọng. Đây là môi trường tiềm năng cho nhân lực CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường nước ngoài.
Còn theo dự báo, nhu cầu nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng lên qua từng năm và đến năm 2020, khả năng đào tạo nhân lực CNTT sẽ thiếu hụt khoảng 300 nghìn lao động so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên và lượng cung không đáp ứng đủ cầu.
Giải pháp cho bài toán khó
Một số ý kiến của các diễn giả đến từ các trường Đại học đã chia sẻ, Bộ nên cho phép các trường có thể linh hoạt đưa ra các chương trình khung đào tạo để phù hợp với thế mạnh của từng trường và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, việc linh hoạt áp dụng môn thi đại học cũng được kiến nghị lên Bộ. Thay vì, sinh viên CNTT phải thi đầu vào các môn Toán, Lý, Hóa sẽ được thay bằng Toán, Lý và tiếng Anh. Điều này không chỉ nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên, phù hợp với nhu cầu thực tế mà còn giảm thiểu những môn học không cần thiết cho sinh viên CNTT.
Theo ông Ngọc, nhà nước cần xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm, xem xét áp dụng lựa chọn một số chương trình đào tạo CNTT tiên tiến trên thế giới. Triển khai mạnh mẽ đào đạo nghề CNTT theo hợp đồng đào tạo của doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu, cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao trình độ giảng viên. Còn đối với các sinh viên luôn nắm bắt và nhạy bén với các thông tin về nguồn nhân lực CNTT để có thể định hướng cho bản thân.
Ông Hoàng Kiếm, trường Đại học Quốc gia Tp HCM cho biết, cần đổi mới các phương pháp giảng dạy. Theo ông, mô hình đại học số hóa sẽ là một giải pháp hội nhật giáo dục đại học toàn cầu. Mô hình này đã được nhiều trường đại học bước đầu xây dựng và triển khai thành công như UkeU (đại học số hóa của Anh Quốc), đại học MIT (Mỹ),… và sẽ là xu hướng tất yếu của việc đào tạo ở bậc đại học trong thời gian tới.
Theo ông Lê Nguyên Bảo, trường đại học Duy Tân, để CNTT Việt Nam có thể bứt phá và cất cánh thì cần chuẩn hóa chương trình đào tạo và nội dung đào tạo. Hơn nữa, việc nhập khẩu chương trình và nội dung từ các trường đại học hàng đầu thế giới cũng nên được cân nhắc. Vì điều này sẽ phương pháp tốt nhất để đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và thế giới.
Nhìn chung, có nhiều giải pháp được đưa ra cho bài toán chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT nhưng bài toán nhiều đáp số này vẫn còn nhiều vấn đề và cần có thêm thời gian để... “bàn”.
Nguồn: vietbao.vn