Xây dựng thương hiệu cá nhân

Your BrandTạo dựng một thương hiệu cho cá nhân và làm cho nó trở nên chuyên nghiệp, thành công thì còn hơn là việc cố in một cái danh thiếp thật đẹp hay mặc một bộ trang phục thích hợp. Thương hiệu cá nhân thể hiện chúng ta là ai, nó sẽ giúp chúng ta tối đa hóa sự ảnh hưởng của mình đến những người sẽ giúp chúng ta thành công.

Thương hiệu cá nhân, nói cho dễ hiểu, đó là một tính cách riêng có thể thúc đẩy một nhóm đối tượng công chúng nào đó cảm thấy thích thú với giá trị, cũng như chất lượng mà tính cách đó thể hiện.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là cái cách làm cho người khác chấp nhận tính cách của bạn bắt đầu từ khi họ để ý đến bạn, có thể thông qua trong môi trường cá nhân hoặc trong môi trường công việc. Một thương hiệu cá nhân không phải là chính bạn, nó là sự phản ánh tính cách và năng lực của bạn. Nhưng không có nghĩa là bạn đang đánh mất chính mình, nó là việc định hình tính cách riêng vốn có của mình thích ứng với sự chấp nhận của một nhóm công chúng mà bạn muốn.

Vấn đề then chốt trong Xây dựng thương hiệu cá nhân là : Hãy vạch rõ chính mình thay vì để người khác làm công việc đó. Bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến mọi người để họ chấp nhận bạn là ai theo cách mà bạn mong muốn dựa trên những điểm mạnh, những giá trị, những mục tiêu và những cá tính riêng của bạn.

Hãy thể hiện chính bạn và những gì bạn đại diện trước những người mà bạn cần phải tiếp xúc – đó là những nhóm công chúng mục tiêu, những người hàng xóm, gia đình, bạn học của bạn, thậm chí là cả với những người đi đường. Hãy làm như thế liên tục và thật tự tin. Như vậy là bạn đang thực hiện tốt công việc Xây dựng thương hiệu của cá nhân rồi đấy.

Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.

  • Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.

  • Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.

  • Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh...). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ không có hiệu quả nếu:

  • Bạn muốn che đậy sự bất tài của cá nhân.

  • Bạn muốn dễ dàng nổi tiếng.

  • Bạn muốn thành công mà không phải lao động vất vả.

Xây dựng thương hiệu cá nhân thật sự cần thiết cho bất cứ ai, từ những người mong đợi thăng tiến hơn trong công việc của mình, cho đến những doanh nghiệp đang họat động trong bất kỳ lĩnh vực nào, cụ thể hơn như những diễn viên, nhà đại diện (agents), kiến trúc sư, nghệ sĩ, vận động viên, luật sư, nhà viết văn, quản lý khách sạn, bác sĩ, nhà tư vấn, nha sĩ, cố vấn tài chính, người môi giới nhà, người làm tiếp thị, bác sĩ tâm lý, chuyên viên tư vấn bảo hiểm, nhà thiết kế thời trang, người làm truyền thong, nhiếp ảnh gia, chuyên viên buôn bán bất động sản, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, người học việc, người buôn bán lẻ, người tổ chức sự kiện… Nếu bạn có một nghề nghiệp, một công việc yêu thích để làm cũng như là một mục tiêu phấn đầu trong cuộc sống thì việc xây dựng thương hiệu cho cá nhân bạn sẽ giúp bạn dễ dàng có được thành công hơn.

Các bước để xây dựng thương hiệu cá nhân

Bước 1: Xác định thương hiệu riêng.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.

Ngạn ngữ có câu: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.

Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên khác.

Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu

Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng được những mục tiêu, bạn có thể dễ dàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình... Bạn cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia một cuộc họp, khi viết một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên thương hiệu của mình. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ pháp bạn đã sử dụng xem chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê những việc cần làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn. Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định.

Bước 3: Đánh giá và liên hệ

Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào?

Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc cho một công ty hãy sử dụng hệ thống đánh giá công việc của Công ty, thu nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy tham vấn những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất. Nếu bạn là một nhà tư vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên trang web cá nhân của bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình.

Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

(Tổng hợp từ Internet)