Bức tranh phần mềm và dịch vụ CNTT

Thị trường phần mềm và dịch vụ

Tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp (DN) phần mềm và dịch vụ (PMDV) theo khảo sát của Hội Tin học TP.HCM (HCA) khá tốt, mức độ tăng trưởng tương đối cao.

Thị trường PMDV nội địa và xuất khẩu

Thị trường PM nội địa tiếp tục tăng trưởng khoảng 20% so với 2008. Dự kiến tiếp tục tăng trưởng 26% trong năm 2010, đạt 321 triệu USD; Top 5 DN PM hàng đầu năm 2009 có 3 DN hoạt động chủ yếu tại thị trường nội địa và có tốc độ tăng doanh thu bình quân 47% so với năm 2008, trong khi doanh thu lĩnh vực gia công xuất khẩu (GCXK) năm 2009 chỉ tăng khoảng 13%, năm 2010 dự kiến đạt 155 triệu USD; Chính sách kích cầu cho vay kinh doanh PMDV của Nhà nước.

Thách thức: Do khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường gia công cho nước ngoài suy giảm; Cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các công ty PMDV nước ngoài tại VN; Chính sách thuế chưa có gì thay đổi mạnh mẽ.

Thị trường gia công xuất khẩu (GCXK) PMDV 2009: Top 3 công ty hàng đầu: CSC, FPT, TMA chiếm 55% trị giá XK PM; Top 6 công ty hàng đầu: CSC, FPT, GCS, Harvey Nash, Pyramid Consulting VN, TMA chiếm hơn 95% trị giá XK PM; Đặc biệt các công ty chuyên GCXK PM như CSC, GCS nay cũng xâm nhập thị trường trong nước qua các đề án ERP (tư vấn triển khai SAP); Thị trường gia công trong nước đang tăng lên nhanh chóng; Thị trường gia công cho châu Âu vượt qua thị trường Nhật, Mỹ; Các nhóm gia công nhỏ có được nhiều hợp đồng gia công tìm kiếm được trên mạng; Các đề án phát sinh từ Web Services, SaaS, ảo hoá, Cloud, các nền tảng di động (iphone, Android...).

Thị trường PMDV nội địa: Thị trường ERP vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu với hàng loạt hợp đồng lớn đều thuộc về SAP. Những đề án thành công có sự hợp tác với các đơn vị tư vấn nước ngoài; Thị trường PM kế toán bắt đầu bão hòa, không còn tăng trưởng mạnh; PM về NDS nội địa còn rất ít và thiếu sáng kiến. Có lẽ vì tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng chưa được cải thiện; Thị trường cổng thông tin, phân tích dữ liệu còn sơ khai - chủ yếu tập trung vào các portal về dịch vụ công, lưu trữ văn bản...; Thị trường PM trên cloud (điện toán đám mây) chưa có triển khai nào đáng kể; Thị trường gia công trong nước đang phát triển mạnh cho các ứng dụng đặc thù; Các PM trên điện thoại di động đang được chú ý nhưng còn ít sản phẩm dựa trên ý tưởng mới.
Biểu đồ 1: Tình hình phát triển chung của các DN PMDV
Doanh thu (tỷ đồng):
Thị trường Nội dung số

Điểm sáng: Theo Bộ TTTT: Công nghiệp nội dung số (NDS) có mức tăng trưởng cao tăng 56,8% so với 2008 đạt doanh số 690 triệu USD; Một số nội dung số đã có chỗ đứng vững chắc phân phối qua website, RSS, widget, trên điện thoại cầm tay: Tin tức, Bản đồ, Từ điển, tải nhạc, video, game...; Mạng 3G và các loại smartphone mới trên nền tảng iphone, Android, Bada...

Thách thức: Nội dung game và cách kinh doanh, quản lý game gây nhiều bức xúc cho xã hội. Các loại game thống trị thị trường Việt đều do Trung Quốc sản xuất; Nhà cung cấp (NCC) dịch vụ mobile (Viettel, MobiFone, Vinaphone...) thu phí quá cao: 65% (tỷ lệ này là 10/90 ở thị trường Nhật Bản), NCC nội dung số chỉ còn 35% lại bị trả chậm và thiệt hại do tin nhắn khuyến mãi. NCC dịch vụ mobile cũng lấn qua cả dịch vụ NDS cạnh tranh với NCC nội dung; Chi phí đường truyền Internet cho NCC nội dung số còn quá cao và chất lượng không ổn định; Chi phí tiêu thu điện cao bất thường do cúp điện; Cơ chế cấp giấp phép còn phức tạp, kéo dài.
Biểu đồ 2: Doanh thu PMDV nội địa và xuất khẩu:
Doanh thu (triệu USD):

Nguồn: pcworld.com.vn